8 lý do yêu cầu xem xét lại của bạn không thành công trong seo

1. Các liên kết không tự nhiên không được giải quyết đầy đủ

Trong các lý do thì đây là lý do phổ biến nhất giải thích sự thất bại của các yêu cầu xem xét lại. Nếu bạn chỉ tập trung vào những liên kết tệ nhất, hoặc thậm chí những liên kết không tự nhiên nhất thì vẫn không đủ. Trong đa số trường hợp, Google muốn thấy bạn đã xác định được gần như 100% các liên kết không tự nhiên của bạn.
(Theo một cách hiểu, "giải quyết" không có nghĩa là “tháo gỡ”. Điều Google muốn thấy là bạn đã xác định liên kết nào là không tự nhiên và bạn đã nỗ lực rất nhiều để tháo gỡ liên kết đó. Và nếu bạn không thể tháo gỡ những liên kết này thì bạn nên từ bỏ chúng.)

Nếu yêu cầu xem xét lại của bạn bị thất bại nhiều lần liên tiếp, bạn nên bỏ công sức để nhờ ai đó xem xét một cách chủ quan lược sử liên kết của bạn. Có thể có những liên kết bạn cảm thấy tự nhiên, nhưng Google thì không.

Đôi khi, đặt ra một câu hỏi trong Google Webmaster Forums có thể có ích. Những tình nguyện viên trên diễn đàn sẽ đưa ra ý kiến về lược sử liên kết ngược của bạn. Tuy nhiên, hãy cảnh giác rằng đôi lúc những câu trả lời bạn có được từ diễn đàn này có thể hơi kỳ lạ, và không có sự bảo đảm nào về tính chính xác tuyệt đối của những câu trả lời đó. Có câu nói rằng, có một khả năng bạn có thể khám phá được những liên kết bạn cảm thấy tự nhiên, nhưng thật sự nó lại không tự nhiên đối với Google.

2. Không dốc hết nỗ lực để gỡ bỏ các liên kết không tự nhiên

Nếu bạn nhận được một lệnh phạt các liên kết không tự nhiên tạo thủ công, thì từ bỏ những liên kết xấu là không đủ. Google cần thấy bạn đã cố gắng hết sức để gỡ bỏ càng nhiều liên kết không tự nhiên càng tốt.

Nếu bạn có uỷ quyền đăng nhập đến các thư mục và bài viết bạn đã nộp liên kết, thì hãy đăng nhập và gỡ bỏ nó. Hãy cho Google biết trong yêu cầu xem xét lại rằng bạn đã làm việc đó. Sẽ có ích hơn nếu bạn tạo ra một bảng tính trong Google Docs liệt kê mỗi tên miền và ngày chính xác bạn vào và gỡ bỏ các liên kết của mình hoặc xoá tài khoản của bạn và cũng chỉ ra những tài khoản bạn không thể đăng nhập hoặc gặp những khó khăn khác.

Nếu bạn không kiểm soát những trang có chứa các liên kết của bạn, bạn cần làm tất cả những việc có thể để liên lạc với chủ sở hữu trang. Hãy thể hiện cho Google thấy trong bảng tính rằng bạn đã thu thập bất kỳ địa chỉ email nào bạn có thể tìm thấy, địa chỉ emai và cả URL của bất kỳ hình thức liên lạc nào, trang Twitter hay Facebook. Sau đó, đưa ra minh chứng về ngày bạn đã thử hình thức liên lạc này.

Tôi luôn luôn thích thêm vào tài liệu bổ sung về những lần trao đổi của tôi với chủ sở hữu trang cũng như thêm vào bảng tính của tôi những điều như, “Chủ sở hữu trang nói rằng họ sẽ gở bỏ các liên kết nhưng vẫn chưa thực hiện – gửi email lại”, hoặc “Chủ sở hữu trang muốn có $100 để gỡ bỏ một liên kết – sẽ từ bỏ”. Việc này giúp Google thấy được bạn đã thực sự dành thời gian để liên lạc với các chủ sở hữu trang.

Tôi đã từng chủ trương cho Google thấy một bản sao của tất cả email chúng tôi đã gửi. Tuy nhiên, John Mueller vừa phát biểu gần đây rằng đó có thể là một việc làm không cần thiết.

3. Giải thích không đủ

Khi viết một yêu cầu xem xét lại, bạn không cần phải viết như một tiểu thuyết, nhưng bạn cần viết đủ để thuyết phục nhóm xử lý trang web rác rằng bạn đã và đang làm việc chăm chỉ để gỡ bỏ càng nhiều liên kết không tự nhiên càng tốt. Dưới đây là một đoạn trên diễn đàn Webmaster trích lời John Mueller nói với một chủ sở hữu trang vừa yêu cầu xem xét lại bị thất bại:

Một trong những điều chúng tôi lưu ý là yêu cầu xem xét lại cuối cùng của bạn hơi ngắn và đơn giản, bản thân nó tạo một ấn tượng sai cho cả nhóm về những bước bạn đã làm để giải quyết vấn đề trên trang web…. Lời khuyên chung của tôi cho yêu cầu xem xét lại là hãy chắc chắn rằng bạn đang thật sự trình thông tin chính xác và liên quan, vậy nên những bước bạn đã thực hiện để giải quyết vấn đề này sẽ trở nên rõ ràng hơn với những ai phải giải quyết yêu cầu: liên kết với tài liệu bạn vừa nhắc đến cũng tốt, liên kết với một cuộc thảo luận trên diễn đàn cũng tốt, đưa ra trực tiếp nhiều tình huống trong tin nhắn cũng rất hữu ích.

Để biết thêm về cách viết một yêu cầu xem xét lại hoàn chỉnh, hãy xem tại “Google Reconsideration Request Guidelines & Example”.

4. Tệp thông tin từ bỏ không có định dạng đúng

Trong nhiều trường hợp, Google sẽ cho bạn biết, khi bạn nộp tệp thông tin từ bỏ, có lỗi trong tệp của bạn hay không.
Trước đây, nếu bạn nộp một tệp có đuôi .rtf thay vì đuôi .txt, hoặc bạn quên sử dụng tên miền: người xử lý khi bạn muốn từ bỏ toàn bộ một tên miền, bạn sẽ không nhận được dấu hiệu nào từ Google cho thấy tệp thông tin từ bỏ của bạn có hoạt động hay không.

Hiện nay, sau khi bạn đăng tải tệp, nếu có lỗi xảy ra với cú pháp, bạn sẽ nhận được một tin nhắn báo lỗi.

8 lý do yêu cầu xem xét lại của bạn không thành công

Cho dù với những cảnh báo đó, vẫn có khả năng yêu cầu xem xét lại của bạn không thành công vì một vấn đề của tệp thông tin từ bỏ. Trong một tình huống, một yêu cầu đã thất bại và Google đưa ra ví dụ các liên kết mà chủ sở hữu trang đã nỗ lực gỡ bỏ và khi không thành công đã đưa vào tệp thông tin từ bỏ. Hoặc theo cách họ nghĩ như thế.


5. Từ bỏ ở mức độ URL thay vì mức độ tên miền

Tôi gần như luôn luôn từ bỏ các liên kết ở mức độ tên miền. Trường hợp ngoại lệ hiếm xảy ra là cho những trang chúng tôi có một liên kết không tự nhiên từ một trang nhưng tôi cảm thấy chúng tôi có thể có các liên kết tự nhiên từ những trang khác trên trang này. Điều này không xảy ra thường xuyên.

Dưới đây là một ví dụ giải thích tại sao từ bỏ ở mức độ tên miền là quan trọng. Cho rằng tôi có một liên kết tài trợ được gắn kèm vào một bài đăng trên trang cá nhân của một trang dựa vào CMS Wordpress và liên kết đó tồn tại theo URL sau:

Cách tốt nhất để từ bỏ liên kết này sẽ là kèm theo nó trong tệp thông tin từ bỏ:
Nhưng, cho rằng thay vào đó tôi lại kèm theo đường dẫn sau trong tệp:

Vì trang này dựa trên Wordpress, có khả năng cao rằng các liên kết sau hướng đến trang của tôi cũng tồn tại:

… và nhiều hơn nữa
Tương tự, một vài trang có thể có sẵn liên kết trên một trang theo dạng www. một trang không theo dạng www. và cả một trang
Từ bỏ ở mức độ tên miền sẽ giải quyết toàn bộ các liên kết này.

6. Google Docs không được sử dụng cho các bằng chứng liên lạc
Trong video này, Matt Cutts của Google giải thích rằng nhóm xử lý trang web rác do dự khi mở các tệp ngoài trang vì sợ gặp phải các phần mềm ác tính. Ông cho lời khuyên rằng bạn nên để mọi thứ trong Google Docs.

Sử dụng một bảng tính Excel để trình bày bằng chứng của bạn không phải là một ý kiến hay. Bạn có thể đăng tải một bảng tính Excel lên Google Docs, nhưng tôi thấy rằng những tệp đó khó để xử lý hoàn toàn khi xem trong Google Docs. Nếu có thể, tốt nhất là trình bày thông tin của bạn trong bảng tính Google.
Thay vào đó, hãy trình bày mọi thứ thật sự hoàn hảo trong một bảng tính Google Doc. Bao gồm địa chỉ email, địa chỉ, URL về hình thức liên lạc, v.v. mà bạn đã dùng và ngày mà bạn đã cố gắng liên lạc theo hình thức đó. Hãy đơn giản nhất có thể để một thành viên của nhóm xử lý trang web rác có thể thấy được nỗ lực của bạn.

7. Thiết lập chế độ chia sẻ trong Google Docs không đúng

Nếu bạn chia sẻ một tệp Google Doc với nhóm xử lý trang web rác, hãy chắc chắn rằng thiết lập chia sẻ không ở chế độ mặc định “Private”. Tôi luôn thay đổi thành “Anyone with the link can view”.

Trong bài đăng trên Webmaster Forum, một nhân viên Google đang diễn tả các lý do có thể làm cho một chủ sở hữu trang thất bại trong việc yêu cầu xem xét lại. Một trong những điều được chia sẻ là:

Trình bày tài liệu chứng minh thật tốt và có ích khi chúng tôi xem yêu cầu của bạn. Hãy chắc chắn rằng khi bạn gửi thông tin trong tài liệu có thể truy cập được, nhưng nếu nó có dạng như nghĩa là nó chưa được chia sẻ đúng cách.

Thật là một bi kịch! Hàng tháng dài làm việc có thể trở nên vô nghĩa nếu nhóm xử lý trang web rác không thể xem tài liệu của bạn.

Bạn sẽ nghĩ rằng Google đơn giản sẽ cho bạn biết rằng họ không thể xem tài liệu của bạn. Không may mắn thay, thực tế họ chỉ có một số lượng giới hạn câu trả lời theo mẫu họ có thể gửi. Sẽ tốt hơn nhiều nếu Google có thể bổ sung thêm một câu trả lời theo mẫu báo với chủ sở hữu trang rằng có một vấn đề khi xem tài liệu của họ và có thể đưa ra một danh sách kiểm tra các phần có khả năng xảy ra vấn đề.

8. Bảng tính được lọc

Điều này cũng tương tự như điều trình bày trước đó. Nếu bạn thiết lập chế độ chia sẻ bảng tính Google của mình để bất kỳ ai với đường dẫn đều có thể xem được, thiết lập này không cho phép người xem sử dụng chức năng lọc.

Tôi đã xem lại một vài yêu cầu thất bại trong đó chủ sở hữu trang vô tình để bảng tính ở chế độ lọc để họ có thể xem chỉ những liên kết họ đã gỡ bỏ thành công, hoặc trong trường hợp khác, vì một vài lý do họ đang chỉ xem những liên kết thư mục. Điều này có nghĩa là thành viên nhóm xử lý trang web rác đang xem yêu cầu của bạn không thể xem phần còn lại của bảng tính.