Nga My


[Nga My Sơn - chốn Bồng lai tiên cảnh]


Đại Nga hai ngọn đối mặt trông
Tiểu Nga quanh co đến Nga trung
Tam Nga cảnh đẹp nhất thiên hạ
Cần chi phải đến chốn tiên bồng

Tương truyền núi Nga My nằm giữa hai hệ thống nước : Hắc Thủy và Bạch Thủy, thần khí linh thiêng, đình đài lầu các, phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng người. Những ai có dịp đến đây đều tưởng chừng như đang lạc vào chốn tiên cảnh bồng lai.

Do cảnh vật yên bình và khí trời thuận hòa nên nhiều loài vật tìm đến đây để làm nơi sinh sống, đặc biệt ở núi Nga My có rất nhiều loài khỉ. Có nhiều loài khỉ khôn ngoan, láu lỉnh làm mọi người yêu thích, lại có nhiều loài khỉ nghịch ngợm hay quấy nhiễu người dân sống quanh núi khiến họ rất phiền lòng. Nhưng nói chung chúng là loại động vật hiền hòa và gần gũi con người.






[Nguồn gốc môn phái]

Núi Nga My quanh năm linh khí hội tụ là một ngọn núi nổi tiếng của Đạo giáo và Phật giáo. Từ thời Đường đã có người chọn nơi đây làm nơi tập luyện võ nghệ, an dưỡng tinh thần, tuy nhiên phái Nga My lúc ấy chỉ là một môn phái nhỏ bé, không chút tiếng tăm trên giang hồ. Cho đến khi thủy quân đại Tống ngược dòng lên tiêu diệt nước Thục, nhiều cao thủ nước Thục chọn Nga My Sơn làm nơi ẩn cư, dần dần tạo nên một bộ mặt mới cho phái Nga My, phái Nga My từ đó mà nổi tiếng trên giang hồ, trở thành một trong chín đại môn phái lớn trong võ lâm.

[Bản đồ Nga My phái]




[Đặc điểm môn phái]

Đặc điểm đáng chú ý của phái Nga My là thuật chế tạo bùa độc đáo, nổi tiếng trong võ lâm Trung Nguyên. Đối với các môn phái khác, bùa chú dùng để trừ tà diệt ma, riêng với Nga My phái bùa chú là một loại công cụ hỗ trợ đắc lực cho đệ tử phái khi chiến đấu với kẻ địch. Tuy vậy, đệ tử Nga My luôn hành động quanh minh chính nghĩa nên giang hồ không có ai dị nghị về thuật pháp này.

Linh tâm thuật ( hay còn gọi là Mi thuật ): Các đệ tử Nga My đa số thường là nữ nhi chân yếu tay mềm, liễu yếu đào tơ do vậy Linh tâm thuật hỗ trợ cho họ rất nhiều trong khi giao đấu với đối phương. Thuật linh tâm có thể mê hoặc tâm trí đối phương hoặc tăng cường ý chí chiến đấu của bản thân, có thể gọi là yếu tố làm nên sự thay đổi giao diện trận chiến. Tuy nhiên, người ngoài phái không biết rõ sự tu luyện Linh tâm thuật của đệ tử Nga My như thế nào, tất cả chỉ là sự mơ hồ, phỏng đoán.


Ngự phượng: Núi Nga My là nơi linh tú tiên sơn, hội tụ kì hoa dị thảo và động vật quý hiếm. Trên núi có một loài chim lớn màu xanh mà chỉ có đệ tử phái Nga My mới có thể chế ngự và thuần hóa chúng. Gần đây giang hồ lại có lời đồn rằng đã có người tận mắt chứng kiến những đệ tử cấp cao của phái Nga My cưỡi một loài chim toàn thân vàng óng ánh như phượng hoàng trong truyền thuyết. Thực hư chưa ai rõ tuy nhiên ai cũng muốn ngắm nhìn loài linh thú này.
Thiên Long


[Nguồn gốc môn phái]


Gió Thượng quan, hoa Hạ quan,
Tuyết Thương sơn, trăng Nhĩ hải.

Lược dịch:


Trên ải gió, dưới ải hoa,
Trăng soi Nhĩ Hải, tuyết loà Thương Sơn


Núi Điểm Thương mười ba ngọn sừng sững, nhìn xuống đất nước trăm dặm bên bờ hồ Nhĩ Hải ― Đại lý.

Hoàng thất Đại lý xuất thân từ võ lâm Trung Nguyên, tôn sùng phật giáo, từ xưa đến nay có rất nhiều con cháu trong hoàng thất xuất gia tại chùa Thiên Long trên Thương sơn. Tiếng chuông phật viện, ẩn trong đó là những cao thủ họ Đoàn từ đời này sang đời khác, nguồn sức mạnh to lớn này chính là nền móng của đất nước này.

Võ lâm Trung Nguyên gọi họ là Thiên Long, là một trong chín đại môn phái.

[Bản đồ]




[Đặc điểm chiến đấu]

Gần như hầu hết các môn võ công của Đại Lý đều sử dụng tấn công cách không của ngoại công, dùng chỉ làm kiếm, độ chính xác cao.
Ngoài ra các đệ tử trong phái luyện tập gian khổ, có khả năng chống lại ảnh hưởng của các đòn đánh có hoả, độc, huyền, băng.

Môn võ khá đặc sắc của Đại Lý có thể kể đến cách không điểm huyệt, khoá chặt đối thủ, hoặc phế nội lực của đối thủ, đối với những môn phái lấy nội công làm chủ, đệ tử Đại lý là đối thủ hết sức nguy hiểm.




[Đặc điểm môn phái]

Chế cổ: Đại lý là đất nước dân tộc Bạch, hoàng thất hay kết hôn với người các dân tộc ở Nam cương, vì vậy trong chùa Thiên Long có rất nhiều người của các dân tộc khác nhau, trong đó các sư mẫu dân tộc Miêu và Di sẽ truyền thụ cho đệ tử Đại lý thuật chế cổ thần bí. Thực ra cổ không phải là quái vật gì, mà chỉ là dùng các loại côn trùng nhỏ hoặc thực vật của vùng Nam cương làm ảnh hưởng tới kinh mạch, để tu luyện được cũng không phải việc dễ.

Kinh mạch bách quyết: bất kể là cách không điểm huyệt hay chế cổ, nắm chắc về kinh mạch đều rất quan trọng. “Kinh mạch bách quyết” được truyền thụ trong chùa Thiên Long có tác dụng chủ chốt trong khi chế cổ.

Cưỡi ngựa: trong chùa Thiên Long nuôi rất nhiều ngựa, truyền ra ngoài nói là để cung cấp cho các thương nhân trà mã cổ đạo, nhưng thực ra là để dùng cho lúc chiến tranh của nước Đại lý. Do đó thuật cưỡi ngựa của đệ tử Đại lý rất giỏi, rất thuận tiên cho việc băng qua sông núi vùng Điền tây.

[Phong cảnh Thiên Long]

Chùa Thiên Long gần núi gần sông, phong cảnh đẹp vô cùng, đặc biệt là lúc hoa trà nở rộ khắp chùa.

Trong chùa Thiên Long có Sùng Thánh tam tháp rất nổi tiếng, trên thực tế ở dưới tháp có rất nhiều cơ quan bí mật liên quan đến truyền thuyết của Đại lý, là đệ tử Thiên Long, trên người lúc nào cũng mang một nhiệm vụ bí mật
Tinh Túc

[Lai lịch môn phái]

Tinh Túc Hải nằm sâu trong Lục Châu của Hoang Nguyên, nước mưa tích lũy hàng năm thành hồ.

Phái Tinh Túc không tồn tại trên lãnh thổ Đại Tống, mà dựa vào sức lực mạnh của mình sinh tồn bên ngoài lạnh giá.

[Bản đồ]




Đây là lực lượng thảo dân do không thần phục người Hán của Tây Hạ hợp thành, Đinh Xuân Thu đem lực lượng này phát triển thành một môn phái lớn mạnh hàng đầu. Vì vậy ở Tinh Túc, không ai không cho rằng Đinh Xuân Thu chính là một vị Thần.

[Đặc trưng chiến đấu]

Võ công Tinh Túc chủ yếu dùng độc. Khi ra trận, nếu đối thủ bị dính chưởng của đệ tử Tinh Túc, khó có thể chịu đựng bị độc dược hành hạ.

Chưởng pháp của đệ tử Tinh Túc chưa được coi là mạnh nhất, nhưng đủ khiến người ta khiếp sợ. Trong khi quyết đấu, đối thủ thường bị tâm trí hoảng loạn, khiếp sợ ghê gớm. Từ đó ắt đoán được kết quả trận quyết đấu.





Tinh Túc luôn là kẻ thù không đội trời chung của các môn chính phái. Chúng phòng ngự rất tốt đối với võ công lấy nội công làm chủ của chính phái. Vì vậy người của phái Tinh Túc luôn là đối thủ khiến người ta rất đau đầu.

[Đặc trưng môn phái]

Chế độc: Tinh Túc dùng độc, Thiên hạ đệ nhất. Chế độc là quá trình phức tạp bào chế Tinh Túc độc. Mỗi lần đệ tử Tinh Túc tấn công hoặc bảo vệ bản thân, thường có độc vật trong tay. Đối với đệ tử Tinh Túc, độc là mọi thủ đoạn để đạt được mục đích.

Thuật dẫn trùng: giống như Cái Bang, Tinh Túc chế độc cũng là độc trùng. Tại Tinh Túc Hải có rất nhiều rắn,Tinh Túc phát triển cách chế độc tới mức độ không ai có thể sánh kịp. Điều kiện đầu tiên của chế độc là phải bắt giữ đủ số lượng rắn độc trùng độc. Môn hạ Tinh Túc luôn bảo đảm chế ra một loại thuật dẫn trùng đặc biệt.

Bò Tây Tạng: Đối với đời sống đệ tử Tinh Túc trên Cao nguyên ẩm ướt Cao Nguyên trăm dặm, không có vật cưỡi nào tốt hơn bò Tây Tạng. Cho dù trong con mắt người ngoài, loại bò này rất khó thuần phục.

[Tinh Túc Xuân Thu]

Trong sự tưởng tượng của người Trung Nguyên, Tinh Túc Hải là mảnh đất quanh năm ẩm ướt, đẫm mưa.

Ở Tinh Túc Hải có đủ “ngũ độc câu toàn” là: rắn, bò cạp, ếch, rết, thạch sùng , nhưng phái Tinh Túc lại gọi chúng là ngũ thần. Không biết đối với phái Tinh Túc, độc trùng là kẻ địch hay là bạn bè.
Thiên Sơn

[Nguồn gốc môn phái]

Minh nguyệt xuất thiên sơn
Thương mang vân hải gián
Trường phong kỷ vạn lý
Xuy độ ngọc môn quan

Lược dịch:

Trăng sáng rọi Thiên Sơn
Bồng bềnh giữa biển mây
Gió đưa mấy vạn dặm
Thổi đến Ngọc Môn quan.


Linh Tựu cung xa tận Thiên sơn, qua mấy chục năm xây dựng, lại có thể khống chế đa số các bang hội từ Trung Nguyên đến đến các vùng duyên hải Đông nam. Vì vậy trên giang hồ mỗi khi nói đến phái Thiên sơn, không nói “Thiên sơn” mà dùng “trong cung” thay thế.

[Bản đồ]




Linh Tựu cung tất nhiên không phải ở trên đỉnh Tuyết sơn, mà nằm ở một nơi ấm áp dưới chân nùi phía Nam. Rất nhiều đệ tử đều sống ở đây. Linh Tựu cung thực tế vừa là chợ, vừa là thành. Vì trong vòng trăm dặm đều thuộc phạm vi khống chế của cung Linh Tựu, cho nên cung Linh Tựu chưa bao giờ phải nhìn thấy bóng đao ánh kiếm, cảnh tượng cả phài vui vẻ hoà thuận.

Thiên Sơn Đồng Lão là vị thần duy nhất trên núi, những người được diện kiến dung nhan bà ta rất ít, đa số mọi người chỉ được nghe đến cái tên đáng sợ này qua các câu chuyện tanh máu được đồn đại trong giang hồ.

[Đặc điểm chiến đấu]

Võ công của cung Linh Tựu Thiên sơn nổi tiếng là quái dị, trong con mắt người thường thì đệ tử Thiên sơn như là ma quỷ.
Trên thực tế đòn tấn công của đệ tử Thiên sơn cũng là công phu ngoại gia, nhưng chỉ có đối thủ mới biết trong đó có cả ảnh hưởng của hàn băng. Đòn tấn công của họ khi cần có thể phát ra liên tục, vì vậy những người xem thường họ đa số đều không còn trên đời.




Cái thực sự làm cho người trong võ lâm sợ hãi là trong khi chiến đấu, đệ tử Thiên sơn thoắt ẩn thoắt hiện, có thể đột ngột biến mất, đợi thời cơ thích hợp dùng một chiêu hạ gục đối thủ. Không chỉ đối với bản thân, họ còn có khả năng làm cho đồng bạn biến mất, mấy đệ tử Thiên sơn gần như là có thể giấu đi cả một đạo quân.
Đệ tử Thiên sơn sinh ra để làm thích khách.

[Đặc điểm môn phái]

Huyền băng thuật: Võ công Thiên sơn lấy hàn băng làm chủ đạo, trong chưởng có băng, trong băng có khí. Huyền băng Thiên sơn, được kết thành từ loại nước đặc biệt, có thể đặt dưới ánh nắng mặt trời chói chang mà không bị tan; trong những ngày đông lạnh lẽo có thể bốc hơi trong chớp mắt, biến thành sát khí. Đệ tử Thiên sơn dùng băng cũng như Tinh túc dùng độc, Nga mi dùng bùa, là cánh khống chế đối thủ nổi tiếng trong võ lâm. Tác dụng của huyền băng thuật là bất kỳ ở đâu và vào lúc nào, lòng bàn tay đều có thể kết băng, giống như tay không lấy một vật nào đó.

Thái băng thuật: Thái băng thuật là công phu nội gia của Thiên sơn, tu luyện thái băng mới làm cho huyền băng thuật phát huy được tác dụng lớn nhất. Tuy nhiên tu luyện thái băng thuật không phải là chuyện một sớm một chiều, đệ tử Thiên sơn tu luyện môn tuyệt kỹ này vô cùng gian khổ.

Ngự điêu: Thiên sơn có chim điêu lớn, tên là Linh tựu. Đây là nguồn gốc của cái tên cung Linh Tựu Thiên sơn. Linh tựu cánh ngắn và rộng, bay không giỏi nhưng chạy rất nhanh.

[Phiêu miễu Thiên sơn]

Đỉnh Phiêu miễu không cao lắm, không có băng tuyết, nhưng rất nhiều sương mù, một năm có đến nửa năm không nhìn rõ diện mạo ngọn núi, cho nên gọi là đỉnh Phiêu miễu, có nghĩa là lúc ẩn lúc hiện. Thiên sơn có rất nhiều Tuyết liên, nhưng nếu xuất phát từ đỉnh Phiêu miễu, leo lên đỉnh Tuyết sơn hái Tuyết liên, cũng là một con đường gian khổ và nguy hiểm.

Trong cung Linh tựu, đa số là người Hán ở Trung Nguyên, nhưng cũng có những người dân tộc bản địa cùng chung sống hoà bình ở đó, họ làm những công việc hằng ngày của cung Linh tựu.

Trong cung Linh tựu nhiều nguồn nước, mà là nguồn nước lạnh Tuyết sơn, nguồn nước lạnh có hai ích lợi lớn, thứ nhất là có thể biến thành Huyền băng trong tay đệ tử Thiên sơn làm vũ khí giết người, ngoài ra con để tưới nho, làm cho nho ngọt mà không ngán, dày cùi nhiều nước, vì vậy nho của cung Linh tựu cũng là đặc sản của Tây vực.
Tiêu Dao phái

[Lăng Ba Tiêu Dao]


Tà nhật bán sơn,
Minh yên lưỡng ngạn,
Số thanh hoành địch,
Nhất diệp biển châu.
Lược dịch:


Chiều trời ngang nửa núi,
Đôi bờ khói trắng bay,
Sáo ai vang mấy khúc,
Thuyền lá khẽ lung lay.


Đá mọc thành đám trong động Lăng Ba, trên vách động có một loại quặng lạ lùng, bất luận ánh sáng rất nhỏ đều có thể làm cả động Lăng Ba phát xạ ra hào quang kỳ dị.

Đối với người trong võ lâm mà nói, Lăng Ba động giống như một kho báu, không phải là nơi thích hợp để ở. Nơi khác nhau có người si mê bảo bối khác nhau – kỳ phổ thất truyền, bí quyết võ công khắc trên đá, lẫn tượng đá khiến người ta triều bái.


[Nguồn gốc môn phái]

Gió thổi lướt trên sóng, nước ánh ngọc bích, thấp thoáng Lăng Ba động, chính là phủ thần tiên của phái Tiêu Dao.

Đệ tử Tiêu Dao không nhiều, cũng không tụ thành nhóm, có người làm quan triều đình, cũng có người du lãng giang hồ. Trên ý nghĩa nào đó thì kỳ thực phái Tiêu Dao là môn phái một người. Đệ tử phái Tiêu Dao ở đâu cũng thì nơi đó chính là phái Tiêu Dao. Cho nên giang hồ có nói “Chưa từng gặp người của Tiêu Dao, chỉ từng nghe chuyện Tiêu Dao”.

Phái Tiêu Dao ẩn cư giang hồ, nhưng họ lại có quan hệ rất mật thiết với triều đình. Nổi tiếng đương thời, không biết có bao nhiêu người quan hệ gắn bó với phái Tiêu Dao.

Lăng Ba động không giống như trí tưởng tượng của mọi người xa hoa phô trương, trái lại tỏ ra sơ sài, dù vẫn có người thường đến đó. Nhưng động Lăng Ba thường có ý nghĩa đặc biệt đối với đệ tử Tiêu Dao, trong mấy năm vẫn có vài ngày Lăng Ba động có khói lửa nhân gian.

[Bản đồ]




[Đặc trưng chiến đấu]

Trên thực tế võ công phái Tiêu Dao bác đại tinh thâm, nhưng đệ tử Tiêu Dao chưa chắc có thể tinh thông đủ các loại.

Đệ tử Tiêu Dao đi lại trên giang hồ, thường hết sức tránh sự tiếp xúc trực tiếp với kẻ địch. Họ có các thuật kỳ môn độn giáp làm tổn thương vô hình kẻ địch, cho nên kẻ địch bị họ đánh trọng thương, thường không biết mình đã bị ai gây thương tích.

Trong chiến đấu tập thể, nếu có sự có mặt của đệ tử Tiêu Dao thì cuộc chiến thường biến đổi không sao hiểu nổi. Tác dụng đáng sợ của họ là trong thời gian ngắn phế đi võ công của nhóm đối phương.




[Đặc trưng môn phái]

Kỳ môn độn giáp: Phái Tiêu Dao không chỉ là một môn phái võ học, họ còn có yêu cầu chính trị của bản thân và tiêu chuẩn tu dưỡng. Cho nên rất nhiều người nói đa phần ở Tiêu Dao những công nghệ nhỏ đều quá kỹ xảo kỳ lạ hiếm thấy, kết thành một môn tuyệt học. Rất nhiều đồ vật nhỏ do phái Tiêu Dao chế tạo ra đều rất có giá trị thực trong chiến tranh, tăng nhiều tỉ lệ thành công và niềm hứng khởi chiến đấu.

Lục nghệ phong cốt: Trong Tiêu Dao, Kỳ môn độn giáp là tiêu chuẩn công nghệ, Lục nghệ phong cốt là tiêu chuẩn tu dưỡng, cả hai cái bổ sung lẫn nhau. Để đạt thành tựu ở phương diện Kỳ môn độn giáp, Lục nghệ phong cốt là quá trình học tập không thể thiếu.

Thuần dưỡng hươu: Bình thường hươu rất dễ bị sợ hãi, không thể lấy làm vật cưỡi. Đệ tử phái Tiêu Dao có thể thuần phục loại hươu rất lạ lùng, có thể chạy ổn định ở cự ly xa gần giống như ngựa. Dĩ nhiên, phải có khinh công của phái Tiêu Dao mới có thể cưỡi vật, nếu không hươu sẽ chịu không nổi trọng lượng của con người, ngoài ra phải kể đến đặc điểm tốc độ của hươu càng nhanh lực bùng phát càng mạnh.