Thiếu Lâm

[Nguồn gốc môn phái]


Bồ Đề bổn vô thụ
Minh kính diệc phi đài
Bản lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Lược dịch:


Bồ Đề không phải cây
Gương sáng cần chi đài
Bản chất là hư không
Lo chi bám bụi trần.


Nhắc đến Thiếu Lâm Tự tất cả người trong giang hồ đều hiểu đó là ngôi chùa nổi tiếng nhất Trung Nguyên, thánh địa của Phật giáo. Từ Đường, Tống đến nay, Phật giáo phát triển, cũng có rất nhiều người ngưỡng mộ danh tiếng, trần duyên chưa dứt, được lưu lại trong chùa làm đệ tử tục gia.

Vì võ công trong thiên hạ đều bắt nguồn từ Thiếu Lâm, nên đệ tử tục gia của Thiếu Lâm đều luyện võ công. Thiếu Lâm xuất cao thủ là điều mà thời đại nào cũng có. Thời kỳ hưng thịnh nhất đệ tử Thiếu Lâm cả tăng và tục gia lên đến hơn nghìn người, có thể coi là môn phái lớn nhất trong võ lâm đứng ngang hàng với Cái Bang về số lượng đệ tử.

[Bản đồ]




[Đặc điểm chiến đấu]

Võ công Thiếu Lâm căn bản rất thâm hậu, Kim chung trảo và Thiết bố sam trong truyền thuyết làm cho đệ tử Thiếu Lâm đứng đầu thiên hạ về công phu ngoại gia, mình đồng da sắt, rất khó bị đối thủ đánh bại. Khi đệ tử Thiếu Lâm tấn công đối thủ, sẽ kết hợp đồng thời công lực ngoại gia và công lực huyền gia tạo nên uy lực khủng khiếp.





Khi đệ tử Thiếu Lâm chiến đấu bên cạnh đệ tử các danh môn chính phái, họ có thể liều mình vì nghĩa, yểm trợ đồng bạn, đồng thời bảo vệ chính mình. Đối với đồng đạo, đệ tử Thiếu Lâm luôn khiêm nhường, nhưng khi họ sử dụng tuyệt học Thiếu Lâm, có thể làm đứt gân cốt đối thủ, thậm chí phế bỏ võ công đối thủ. Vì vậy đệ tử Thiếu Lâm luôn là đối thủ đáng sợ cũng như đáng kính nhất.

[Đặc điểm môn phái]

Khai quang: Thánh vật Phật pháp, sau khi được con người cải tạo sẽ có Phật tính, được gọi là Khai quang. Thiếu Lâm có một môn tuyệt học dược lý, những viên nhỏ mang dược tính, có hiệu quả tức thì, phương pháp này theo lý luận trung y hồi đó là không thể. Môn tuyệt học này được đệ tử tục gia truyền bá rộng rãi. Vừa có thể trị bệnh cứu người, vừa có thể hạ được đối thủ trước khi giao đấu. Những viên thuốc nhỏ này sáng lấp lánh, giống viên Xá lợi của các nhà sư khi viên tịch, vì vậy võ lâm gọi nhầm là “Xá lợi Khai quang”.

Phật pháp: Nếu không nhờ có Phật pháp thâm hậu, bảy mươi hai tuyệt kỹ Thiếu Lâm không thể lớn mạnh đến vậy. Bởi vì tuyệt học đa số đều cần phải có ý chí kiên định và sự nắm bắt đúng mực, cho nên đệ tử tục gia để Khai quang tuyệt học, cũng tĩnh tâm tu hành Phật học, hy vọng tu luyện võ học thành tài.

Phục hổ: Thiếu Lâm phục hổ không phải là chuyện tự nhiên mà có, núi Trung Nguyên rất nhiều ác hổ, các nhà sư Thiếu Lâm thường hay giúp người dân hàng phục hổ trừ hại. Tuy nhiên người xuất gia không sát sinh, lại sợ hổ chạy ra ngoài làm hại bách tính, cho nên đa số hổ bắt được đều gửi nuôi ở chỗ các đệ tử tục gia. Sau này đệ tử tục gia có người huấn luyện hổ để cưỡi, rất oai phong. Tuy nhiên hoà thượng Thiếu Lâm không bao giờ cưỡi hổ.

[Thiếu Lâm Cổ Tự]

Trong chùa Thiếu lâm có một kỳ quan lớn là Tháp lâm, đó là nơi cúng dâng xá lợi sau khi các vị sư nổi tiếng viên tịch. Tuy nhiên các nhân tố ảnh hưởng tới sự yên tĩnh của Tháp lâm rất nhiều, vì vậy đệ tử tục gia thường phải đảm nhận nhiệm vụ canh giữ Tháp lâm.

Một kỳ quan khác của Thiếu Lâm là Mộc nhân hạng, trong Mộc nhân hạng thực chất là những con rối bằng gỗ, dùng cho các hoà thượng luyện tập võ công.
Tuy nhiên gần đây trên giang hồ xuất hiện rất nhiều các loại con rối khác, không phải từ Thiếu lâm, những con rối này cơ thể cao lớn, không sợ đao kiếm, tạo thành mối hiểm lớn cho người dân. Trong võ lâm đều nghi ngờ Thiếu Lâm có ý đồ không tốt. Trên thực tế, gần đây những con rối mộc nhân, đồng nhân trong chùa Thiếu Lâm cũng có những biểu hiện bất thường, khiến các nhà sư Thiếu Lâm không dám lên tiếng thanh minh.


Minh Giáo

[Lai lịch môn phái]


Trên đỉnh Quang Minh, thánh hoả rừng rực cháy.


Từ đời Đường đến nay, giáo phái thờ thánh hoả của Ba Tư được truyền bá rộng rãi ở Trung Quốc, nhất là ở vùng đông nam và trung nam bộ, lấy tên là Minh Giáo.

Từ khi lập lên nhà Tống đến nay, giáo đồ của Minh Giáo tụ tập lại thành đội quân, nhiều lần nổi loạn chiến đấu với quân triều đình, là một thế lực lớn trong giang hồ.

[Bản đồ]




Ở đâu có thánh hoả thì ở đó chính là đỉnh Quang Minh, ở đó sẽ có bóng dáng của đệ tử Minh Giáo. Đệ tử Minh Giáo đi lại trong giang hồ rất ít, nhưng những hành động của Thánh giáo bị các danh môn chính phái cho là khác thường, nên trong vòng 100 năm đã có rất nhiều thù hận trong giang hồ, mà những hận thù này càng ngày càng sâu sắc.

[Đặc điểm chiến đấu]

Đệ tử Minh giáo rất giỏi chiến đấu trong cự ly gần, ngoại công đứng đầu chín đại môn phái, đồng thời trong chưởng phong có thêm thánh hoả làm cho đối phương bị bỏng.

Võ công của Minh giáo chủ yếu là ra tay trước khống chế đối thủ, sau khi đệ tử Minh giáo tế thánh hoả, uy lực tấn công sẽ đạt mức lớn nhất trong thời gian ngắn, bỏ qua phòng ngự, một chiêu khống chế đối thủ. Những đối thủ phòng ngự yếu một chút lĩnh một chiêu của đệ tử Minh giáo, hầu như là không có cơ hội chống lại.





Đặc điểm liều mình chiến đấu của Minh giáo không phải tự nhiên mà có, đệ tử Minh giáo tin rằng khi sắp chết, thánh hoả sẽ thắp sáng lên cuộc sống mới của mình. Vì vậy kể cả khi đệ tử Minh giáo trong chiến đấu lâm vào thế hạ phong thì cũng chưa chắc đã thua.

[Đặc điểm môn phái]

Thánh hoả thuật: không ai có thể hiểu về lửa hơn đệ tử Minh giáo, những loại lửa khác nhau đến tay đệ tử Minh giáo sẽ có những công dụng khác nhau, đó chính là thánh hoả thuật mà người ngoài không thể nào nắm bắt được. Trình độ xử dụng lửa tương xứng với cấp độ tu luyện thánh hoả thuật của đệ tử Minh giáo, Minh giáo cũng coi đây là mức độ tin tưởng của thánh hoả đối với đệ tử.

Thái hoả thuật: chỉ biết bái lạy thánh hoả sẽ không có tác dụng gì. Đối với mỗi loại lửa, đệ tử Minh giáo có thể biết được thánh hoả có thể dùng vào trường hợp nào, điều này cần phải có sự hiểu biết sâu sắc về thái hoả thuật.

Cưỡi lạc đà: Lạc đà được sử dụng rất nhiều ở vùng Tây bắc, nhưng nếu ở Trung nguyên bạn gặp một kiếm khách dùng lạc đà làm phương tiện di chuyển hàng ngày thì rất có thể người đó là đệ tử Minh giáo. Lạc đà rất thích hợp cho việc di chuyển và chiến đấu với quãng đường xa, cùng với việc truyền bá Minh giáo, người Tây vực cũng mang vào Trung nguyên tình yêu thương lạc đà. Quan trọng hơn là, truyền thuyết kể rằng chính lạc đà đã mang thánh hoả đến với con người.

[Đỉnh đại Quang Minh]

Lúc đầu đỉnh Quang Minh của Minh giáo cũng có đình đài lầu các tráng lệ, là nơi các thủ lĩnh quan trọng của Minh giáo tụ họp.
Từ khi triều đình bắt đầu tiêu diệt Minh giáo, trên đỉnh Quang Minh nhiều lần xảy ra đại chiến, thương vong vô số. Tổng đà Minh giáo phải rút về trú ẩn trong hang động bí mật, nơi đay trở thành thánh địa đỉnh Quang Minh mới.

Nội bộ Minh giáo cấp bậc rõ rang, tổ chức chặt chẽ, đấu tranh giữa các phân đà chưa bao giờ ngưng nghỉ. Về việc Minh giáo sẽ đi đâu về đâu, mỗi người đều có cách lý giải và ý kiến riêng, đỉnh Quang Minh đang trông chờ một tiếng nói có thể thống nhất được ý trí mọi người.

Tổng đàn ở Ba Tư chưa bao giờ bỏ quên Minh giáo Trung nguyên, thánh nữ Ba Tư đến đỉnh Quang Minh cũng mang đến càng nhiều vấn đề phức tạp
Cái Bang



[Bối cảnh Cái Bang]


Thiên tố miên bị địa đương sàng, tàn canh thặng thang bách gia thường.
Tiếu đối nhân gian thương tang sự, khán tận thế thái đạo viêm lương.
Mạc vấn anh hùng hà xuất thân, vạn chúng nhất tâm vọng quốc cường.

Lược dịch:


Trời làm màn đất làm giường, ăn cơm thừa canh cặn khắp thiên hạ.
Mỉm cười trước chuyện nhân gian, thấu hiểu nóng lạnh lòng nhân thế.
Đừng hỏi anh hùng xuất thân từ đâu, muôn dân một lòng cầu nước mạnh.


Ăn mày tự cổ đã có, tuy cũng luyện võ phòng thân, kết bang nhập hội, tên gọi “Cái Bang”, nhưng trước sau vẫn chỉ là thuộc hạng thấp mọn trong giang hồ.

Đến tận thời loạn lạc Tống Liêu, Uông Kiếm Thông một cây Đả Cẩu Bổng trong tay, hiệu lệnh ăn mày khắp chốn, hoạch phân đà, lập trưởng lão, mấy chục năm thiên hạ Cái Bang như một đạo quân binh, khiến vương triều Tống, Liêu chấn động.

Cái Bang trở thành Thiên hạ Đệ Nhất Bang. Bắc từ Yến Kinh, Nam đến Lĩnh Nam, hùng bá Trung Nguyên, gậy vung lên vạn người hô ứng.

[Bản đồ]





[Đặc ðiểm chiến đấu]

Cao thủ Cái bang càng đánh càng dồi dào sức lực, họ là môn phái dai sức điển hình.

Đệ tử Cái bang thiện chiến giáp lá cà, đồng thời né tránh đòn đánh gần rất lanh lẹ. Những kẻ ra đòn nặng với đệ tử Cái bang đều phải chuốc lấy phần thiệt. Họ càng ra nhiều đòn liên hoàn, công lực càng tăng lên gấp bội, và có thể kết liễu kẻ địch từ xa. Đến khi nhận ra ý đồ của họ, kẻ địch tiến thoái lưỡng nan, chạy trốn không được mà chống cự cũng không nổi.




Công phu của Cái bang chủ yếu là tu tập ngoại công. Những đệ tử nào chung sống với rắn rết nhiều năm cũng thường ra đòn độc thủ, các môn phái khác không thể trở tay kịp. Có những đệ tử Cái bang biết dùng nọc độc côn trùng làm mù mắt cả bầy địch thủ trong thoáng chốc, nhắc đến tuyệt kỹ này giang hồ không ai không biến sắc.

[Đặc điểm môn phái]

Nấu rượu: Đệ tử Cái bang xuất thân bần hành, lang thang trong rừng sâu núi hiểm và khắp thành thị nông thôn, đa phần họ đều uống rượu như nước, đồng thời cũng biết nấu rượu tuyệt ngon. Cái bang ngâm rượu bằng rắn và trùng độc, nhiều loại rượu có công hiệu làm cơ thể tráng kiện mạnh khoẻ, cũng có nhiều loại là thuốc độc thấu tim, người ngoài không ai dám khinh khi nhấp rượu của họ.

Liên hoa lạc: Là điệu nhạc đệ tử Cái bang ngân nga khi đi hành khất. Dần dần điệu Liên hoa lạc trở thành công phu nội gia bí truyền, những đệ tử công phu thâm hậu có thể dùng nội lực điều tiết rượu lên men, được khâm phục như kỳ quan thiên hạ.

Cưỡi sói: Chuyên nghề hành khất lang bạt, Cái bang thường xuyên phải đấu với sói rừng chó hoang. Họ đã thuần phục một loài sói dữ Tây Bắc to khoẻ, chỉ đệ tử Cái bang mới cưỡi được lên lưng chúng, thiên hạ nhất tề sợ hãi tránh xa.

[Tổng bộ Cái Bang]

Tổng bộ Cái bang ở hướng Bắc Thái Hồ, thẳng tiến đến Lạc Dương.

Đây là vùng đắc địa của Trung Nguyên. Tổng bộ Cái bang canh gác nghiêm cẩn, bao bọc bên ngoài bằng tường cao và lính gác, bên trong cả thảy có ba nghìn hộ dân, có phường chế rượu, vườn cây, trại tu tập binh lính.

Tổng bộ thực chất là một toà thành vững vàng khó đánh đổ. Cái bang coi trọng trung liệt tiết nghĩa, thờ Bách Lý Hệ danh tướng Xuân Thu làm tổ sư gia, thờ cả Quan Công, Đỗ Khang. Trong tổng bộ Cái bang có miếu thờ họ
Võ Đang

[Nguồn gốc môn phái]


Hằng cổ vô song thắng cảnh,
thiên hạ đệ nhất tiên sơn.
Lược dịch:


Cảnh đẹp vô song ngàn thuở,
Non tiên đệ nhất dưới trời.

Trên núi Võ Đang tụ hợp u, kỳ, ưu, mỹ làm một thể, phong cảnh bốn mùa không giống nhau, cảnh sắc khác nhau. Từ triều Nam Bắc đã có rất nhiều người trong Võ lâm ẩn cư tu luyện ở đây, phái Võ Đang sớm nhất chỉ là bè đảng rời rạc của người ẩn cư tu đạo ở đây.

Từ đời Thiên Sư thứ nhất, Võ Đang càng ngày càng trở thành đảng phái chặt chẽ khó mà xem thường trên giang hồ, mười mấy năm gần đây có thể đánh đồng với Thiếu Lâm, văng vẳng có phong độ của thủ lĩnh Võ Lâm.

Phái Võ Đang không hề là đạo quán, lại sâu hiểu đạo pháp, thu thập rất nhiều đạo học kinh điển. Hoàng Thượng muốn sửa "Đạo Kinh", liền chọn danh tiếng dần dần hưng thị của núi Võ Đang.

[Bản đồ]




[Đặc trưng chiến đấu]

Đạo pháp Võ Đang thâm hậu, võ công bác đại tinh thâm, nội công liệt vào hàng đầu trong 9 đại môn phái.

Đồng thời trong võ công đệ tử đạo gia có thành phần Huyền Công, tăng một bước mạnh đối với sự tấn công của họ.

Đệ tử Võ Đang dáng vẻ Tiên phong đạo cốt, đánh trận cũng phong độ nhẹ nhàng, tấn công địch với ngoài trăm bước, đồng thời có thể Di Hình Hoán Vị (đổi hình chuyển chỗ), cơ hồ làm đến kẻ địch không chạm vào đến người. Đối diện với kẻ địch cuồng bạo, họ còn có thể thông qua Huyền pháp đạo gia, đem kẻ địch đặt dưới chân, không thể động đậy. Cho nên kẻ địch có hung hãn tàn bạo thế nào cũng không dám lỗ mãng trước mặt đệ tử Võ Đang.

Trong quá trình đối địch ở quần thể, đệ tử Võ Đang thường là nhân vật lãnh quân nhất kiếm định giang sơn.





[Đặc trưng môn phái]

Luyện đan: luyện đan chí phong, nhiều năm trước từng thị hành Thần Châu, đạo sự đều có tu luyện. Đệ tử Võ Đang tu đạo, mà so với thuật sĩ vân du bốn phương càng có bản lĩnh luyện đan. Một mặt là nhiều năm nay Võ Đang đã tích lũy kinh nghiệm, mặt khác luyện đan và tu luyện không thể tách rời được, võ học Võ Đang cũng là bổ sung lẫn với thuật luyện đan.

Đạo pháp: luyện đan nếu bóc đi quá trình đốt lửa luyện, thu thập đá quý, chính người luyện đan thử đan cũng cần phải có Thổ Nạp Chân Pháp, Đạo Pháp Tu Vi tốt, mới bảo đảm kim đan thật sự có hiệu quả như ý muốn.

Cưỡi Hạc: Cưỡi hạc thành tiên, vốn là cái mốc của tu luyện thành đạo. Nhưng Trương Thiên Sư đời trước, lại tự mình đi đến vùng đất lạnh giá Cực Bắc tìm Linh Hạc Ấu Ô, chuyên tâm chăn nuôi. Bây giờ hạc tiên Võ Đang không còn di chuyển, mà còn chịu để người có thân pháp nhẹ cưỡi lên. Đệ tử Võ Đang cưỡi Hạc xuống núi, thường được người dân kinh ngạc coi là thiên nhân.

[Võ Đang tiên phong]

Đầu năm Bắc Tống, Trung nguyên bệnh dịch, Trường Thiên Sư đi về phía Biện Lương Đông kinh trị bệnh cho người, phân phát đan dược, lập đại công lớn, trở thành một đời Ngự Tứ chân nhân đầu.

Võ Đang lúc này thời điểm thịnh vượng, trên đỉnh núi quả thực lấy hoàng kim làm gạch, tu sửa thành một ngôi “kim điện”có hào quang chói sáng.