Kết quả 1 đến 3 của 3
  1. #1
    Ngày tham gia
    Nov 2015
    Bài viết
    0

    Nghề may ở Hội An

    Nghề may ở Hội An - Tailor Hoi An hiện nay là một trong những nghề mũi nhọn trong nền kinh tế du lịch của Thành Phố. Hiện có 320 hộ với trên 800 lao động tham gia may mặc, địa bàn tập trung là Minh An, Cẩm Phô, Sơn Phong, Tân An.
    Dịch vụ may nhanh ở Hội An được mở rộng, đáp ứng kịp thời cho khách du lịch. Khách hàng có thể đặt may qua mạng, chỉ cần biết thông tin về số đo, loại vải, loại áo quần cần may,… tới hẹn đến lấy hoặc chuyển qua bưu điện hoặc thông qua ủy thác. Một số hiệu may ở Hội An từng vinh dự được may trang phục cho hoàng hậu Tây Ban Nha, các vị nghị sĩ của nhiều quốc gia đến từ các nơi trên thế giới. May trang phục cho các hội thi thời trang diễn ra tại phố cổ,...

    Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, tại Hội An đã có các tiệm may Âu phục bên cạnh các thợ may đồ Việt. Nghệ danh còn lưu truyền đến nay như: Đỗ Mậu, Lê Ái, Trần Nạn, Nguyễn Diệm, Trần Tiết, Nguyễn Sung, Tư Thuỳ, Bốn Lữ, Châu Toàn, Nguyễn Tạo, Hoàng Mỹ, Lê Chương... với các tên hiệu nổi tiếng như: Công Thành, Vĩnh Lợi, Lữ Phát, Văn Minh, Tiến Hưng, Hiệp Thái, Tân Tân, Lợi Hưng, Hiệp Hưng, ... Nghệ danh của các thợ may đồ Việt như: Hai Trác, ông Xin, ông Chương, ông Chung.... Thực tế, giai đoạn này, hầu hết các tiệm may đều có quy mô nhỏ.

    Từ sau khi Đô thị cổ Hội An được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, nền kinh tế Du lịch phát triển mạnh. Đón đầu sở thích mua sắm, đặc biệt là may áo quần của du khách nại quốc, nghề may ở Hội An phát triển ồ ạt và tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ mới.
    Tưởng nhớ đến vị Tổ nghề, các nhà may chọn ngày 12 tháng giêng để giỗ Tổ. Giỗ Tổ là dịp thợ may thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn những người đã khai sáng ra nghề may mặc. Ngoài ý nghĩa ôn cố tri ân, việc giỗ Tổ còn khẳng định, tôn vinh nghề của mình, là bằng chứng cụ thể để thấy vị trí của nghề may và cũng là dịp trình nghề nhằm giới thiệu những thành tựu của nghề nghiệp.

    Ngày nay, đời sống của thợ may không những ổn định mà nhiều người giàu lên cũng nhờ nghề này. Vì thế, việc giỗ Tổ cũng được chú trọng hơn. Lễ vật dâng Tổ nghề được chuẩn bị thịnh soạn. Ngoài việc cúng tại nhà, từ năm 2006 đến nay, bà con còn tập trung lại cúng chung dưới sự tổ chức của nhà nước. Nghi thức cúng có chánh bái, tả hữu phân hiến, có đội gia lễ, đội bát âm. Đây là sinh hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu của một bộ phận thợ may thể hiện lòng biết ơn Tổ tiên cũng là dịp để tuyên truyền quảng bá những giá trị văn hóa của lễ giỗ Tổ trong sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra, trong ngày hội này tổ chức trình nghề thông qua những hiệp thợ khéo tay do các nhà may đưa đến thi cắt may tại chỗ. Đây là hoạt động góp thêm phần náo nhiệt của ngày giỗ Tổ, đồng thời, qua việc tổ chức trình nghề làm cho các hiệu may nỗ lực nâng cao tay nghề, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau góp phần tạo ra những sản phẩm đẹp, đảm bảo chất lượng theo thị hiếu của nhân dân và khách du lịch bốn phương.

    Hy vọng nghề may Hội An sẽ ngày càng phát triển và giúp giới thiệu nền văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

  2. #2
    Ngày tham gia
    Aug 2015
    Bài viết
    0
    Thực sự Nghề may ở Hội An - Tailor Hoi An đang phát triển mạnh ở Hội An, mình đến hội an chơi mà thấy các shop vải và may quần áo ở hội an nhiều thật

  3. #3
    Ngày tham gia
    Sep 2015
    Bài viết
    0
    Rất hoan nghênh nghề thủ công có những chuyển đổi để phát triển nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng!

 

 

Các Chủ đề tương tự

  1. Nghịch smiley ngộ nghĩnh trên Yahoo! Messenger
    Bởi mcqueen trong diễn đàn Internet & Network Tools
    Trả lời: 0
    Bài viết cuối: 06-08-2008, 06:30 AM

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •