Trong mua bán nhà đất, trường hợp người mua hoặc người bán không thể tự mình thực hiện các thủ tục mua bán nhà đất được thì có thể ủy quyền mua bán nhà đất cho người khác. Vậy cần lưu ý điều gì khi ủy quyền mua bán nhà đất? Mời các bạn đón đọc những thông tin bổ ích trong bài viết này…
Ủy quyền mua bán nhà đất xảy ra trong trường hợp người mua không thể trực tiếp tham gia thực hiện các thủ tục giao dịch mua bán nhà đất. Người mua có thể ủy quyền cho một người khác và cần lưu ý những điều sau đây.
Xem thêm: Mua chung cư trả góp tại Hà Nội cần những thủ tục gì? Chi tiết xem tại http://bit.ly/2HpVcxK
Thứ nhất, về hình thức văn bản ủy quyền mua bán nhà đất
Thỏa thuận ủy quyền để thực hiện chuyển đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà đất được lập thành hợp đồng ủy quyền theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP quy định. Trong hợp đồng thỏa thuận ủy quyền này phải có công chứng hoặc chứng thực chứ không được chứng thực chữ kí khi liên quan tới việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản được quy định trong Khoản 4 Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP..

hình thức văn bản ủy quyền mua bán nhà đất
Thứ 2, về thành phần hồ sơ
Trong Điều 40 Luật công chứng 2014 và Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP yêu cầu về hồ sơ công chứng hoặc hồ sơ chứng thực được thành lập 1 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
– Đối với trường hợp công chứng cần có Phiếu yêu cầu công chứng
– Dự thảo hợp đồng, giao dịch
– Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (bản sao)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sử hữu hoặc giấy tờ thay thế theo quy định của pháp luật đối với tài sản mà pháp luật quy định yêu cầu phải đăng kí quyền sở hữu, quyền sử dụng (bản sao) trong trường hợp thực hiện hợp đồng hay giao dịch liên quan tới các tài sản đó..
– Các giấy tờ khác có liên quan tới hợp đồng, giao dịch theo quy định pháp luật yêu cầu phải có (bản sao)
Bản sao trong bộ hồ sơ này quy định là bản in hoặc bản chụp, đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác y trang bản chính và không phải chứng thực hay xuất trình bản chính để đối chiếu..

Ủy quyền mua bán nhà đất xảy ra trong trường hợp người mua không thể trực tiếp tham gia thực hiện các thủ tục giao dịch mua bán nhà đất
Thứ 3, về thời hạn ủy quyền
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực trong 1 năm kể từ ngày xác lập ủy quyền theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự năm 2015..
Thứ 4, về địa điểm văn phòng công chứng, nơi chứng thực
Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhà đất tồn tại..
Công chứng các văn bản ủy quyền liên quan tới việc thực hiện các quyền đối với nhà đất có thể do công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng ngoài phạm vi nơi có nhà đất thực hiện..
Bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến 1 tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi cư trú của người đó công chứng hợp đồng, bên được ủy quyền yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này theo quy định trong khoản 2, Điều 55 Luật công chứng năm 2014 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 04/2013/NĐ-CP..
Nguồn: http://tapchimuabannhadat.com/uy-quy...luu-y-dieu-gi/