Trên hình ta thấy đàn có rất nhiều bộ phận nhưng ta chỉ tìm hiểu các bộ phận chính thôi:

Đàn gồm 2 bộ phận chính là
- 7: cần đàn.
- 9: thùng đàn.
Cần đàn gồm có đầu cần đàn là nơi để mắc dây đàn và các khóa vặn để lên dây. Trên cần bố trí các phím đàn để tạo ra các nốt khác nhau trên mỗi dây đàn.Tổng cộng tất cả có 19 phím.
Thùng đang đóng vai trò là một hộp cộng hưởng, khuyếch đại âm cho tiếng đàn và tạo nên âm sắc đặc trưng cho tiếng đàn của bạn. Âm của đàn độ to, âm ấm hay choe chóe đều phụ thuộc vào hình dáng kích thước và chất liệu gỗ làm thùng đàn. Vì thế đàn xịn thì âm rất ấm và vang nghe thích lắm. Còn đàn đểu thì nghe chán âm không vang.
Thứ ba cũng rất quan trọng là dây đàn. Đàn guitar gồm có 6 dây từ to đến nhỏ. Dây càng to thì kêu trầm hơn và dây bé thì kêu thanh hơn. Có rất nhiều loại dây dùng cho đàn guitar nhưng ta phân ra hai loại chính dây sắt và dây nylon. Ở đây nếu mới tập thì bạn nên dùng dây nylon.

Cuối cùng là nói về việc tạo âm thanh khi gảy dây đàn. Cần nhắc lại về vật lý một tí. Ta biết được sóng âm nếu tần số càng cao thì âm sẽ càng thanh hơn. Mỗi nốt nhạc đều có một tần số âm xác định. Âm mà dây đàn tạo ra sẽ bằng tần số dao động của dây đàn. Nghe đến đây chắc 90% số các bạn đọc sẽ chán bỏ qua. Nhưng tớ nghĩ là nên đọc vì nó sẽ liên quan đến khá nhiều kĩ thhuật chơi guitar sau này. Tiếp nhá . Tần số dao động của dây đàn theo vậy lý thì nó tỉ lệ nghịch với khối lượng riêng của dây vì vậy dây càng to tiếng càng trầm, tỉ lệ nghịch với chiều dài của dây nên ta bấm vào phím và gảy thì âm của dây sẽ thanh hơn.
Tìm hiểu về đàn thế thôi chứ tớ nói thêm chắc chả ai muốn đọc mất và thêm nữa là đi mua ngay một cái đàn về mà tập đi còn gì nữa đàn rẻ nhất bây giờ là khoảng 200k còn đắt nhất thì khoảng trên 1 tỉ
Phần 2 là về các cách cầm đàn và tư thế ngồi cơ bản.


Khi chơi guitar, điều cần thiết nhất ở mỗi người đó là không để mất bình tĩnh. Tuy nhiên, giữ được bình tĩnh khi biểu diễn trước số đông là rất khó. Để làm được như vậy, bạn phải tập luyện thật nhiều và cho thật thành thục. Và điều quan trọng không kém đó là tư thế ngồi, đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong kỹ thuật guitar của bạn. Nguyên lí duy nhất của cách ngồi là tạo một sự căng cơ cần thiết và đúng mức để cây đàn làm điểm tựa, dựa vào đó mà đàn trong phong cách thoải mái. Ngồi đàn một cách thoải mái ở đây là hiểu theo nghĩa thể xác và tâm lí. Bạn cần phải ngồi sao cho thật thuận lợi và giúp bạn tránh được những sai lầm không đáng có. Đặc biệt, nếu như lưng và vai của bạn quá “cứng” nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả 2 tay, từ đó làm cho việc di chuyển các thế tay và sự phối hợp giữa các động tác trở nên chậm chạp.Nhìn vào các guitarist nổi tiếng, tư thế ngồi đàn của họ luôn vừa vững chãi, vừa thong dong. Vậy thì cách ngồi nào được xem là thích hợp nhất với người chơi đàn.

Điều quan trọng nhất bạn phải làm là phải giữ cây guitar ở vị trí sao cho nó đạt hiệu quả cao nhất, giúp người chơi guitar cảm thấy thoải mái nhất, sao cho khi chơi đàn bạn cảm thấy thật ổn định vì bàn tay phải và trái đến được mọi điểm trên cây đàn, đặc biệt là các dây và các phím.
Trong tư thế cơ bản của guitar, cây đàn phải được dựa trên 4 điểm: ngực, đầu đùi trái, phần trong của đùi phải và cánh tay phải. Một số thế ngồi khác chỉ cho 3 điểm tựa (guitar flamenco) để đàn. Phần lớn các nghệ sĩ guitar khi dạy học trò mình thường chọn tư thế ngồi cơ bản. Tư thế này tạo ra thế quân bình vững chãi, cân xứng hài hòa giữa người ngồi và cây đàn, giữa hai vai trái phải, cũng như hai tay, hai chân…
Trong tư thế này, đôi chân là trụ đỡ cây đàn. Điều chỉnh bước chân cao khoảng 7 inches(1 inches = 2,54 cm), bàn chân đặt trước ghế ngồi đàn một khoảng cách bằng 8 inches( cụ thể là bằng kích thước của một viên gạch bông cỡ nhỏ). Đặt chân trái ở chân trái trước của chiếc ghế và chân phải thì đặt ở điểm giữa phía trước của chiếc ghế. Ngồi một cách thoải mái trên ghế, hướng mặt về phía trước.Tuy nhiên, để thoải mái hơn, thì hãy di chuyển chân phải(đối với người thuận tay phải) hoặc chân trái( đối với người thuận tay trái) sao cho nó vuông góc với thềm nhà. Nếu ngồi cách này thì bạn sẽ không bị đau bởi phần góc nhọn của chiếc ghế khi hạ thấp đùi xuống(trừ trường hợp ghế ngồi của bạn là ghế tròn).
Đặt đàn guitar nghiêng một góc 40 độ. Phần thân đàn được đặt trên hai đùi. Phần đuôi đàn đặt trên đùi phải còn phần eo đàn đặt trên đùi trái( đối với người thuận tay phải và ngược lại với người thuận tay trái) Phần eo trên đàn dựa vào ngực.
Ở tư thế này có hai thuận lợi khác mà người chơi đàn có thể hưởng được: thứ nhất, người chơi đàn có thể hơi nghiêng đầu qua vai trái để dễ dàng nhìn thấy phím đàn.



Ngoài những cách ngồi đàn trên thì bạn cũng có thể ngồi một cách tùy ý miễn sao thuận tiện nhất cho bạn, như thế này chẳng hạn


Từ giờ sau mỗi bài viết sẽ gửi đến các bạn những video guitar rất ngon và bổ.
Tiếp theo của topic này là hệ thống nốt nhạc và cấu tạo một bản nhạc, các ký hiệu của nó.

Cái này có lẽ không cần biết nhiều lắm vì sau này chúng ta tập bằng GuitarPro không cần phải biết đọc nốt nhạc, nhưng vẫn cần nắm được nhịp và phách, các dấu nhắc lại của bản nhạc thì mới sử dụng được GuitarPro.

Sau đây là một tài liệu tớ sưu tầm từ Việt Guitar

1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Ký hiệu nốt nhạc : Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên :

xi : B (có sách kí hiệu là H)
la : A
xon : G
fa : F
mi : E
rê : D
đô : C

3 . Các giá trị của nốt nhạc :


tương ứng ta có các giá trị của giấu nghỉ :


4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau :

- Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô.

- Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.

- Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một

Hình minh họa :


5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.

5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.

5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.

5.3 - Dấu bình : làm các nốt nhạc cho trở về cao độ tự nhiên.

- Dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc

- dấu hoá bất thường chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp

6. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.

6.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ.


Các nốt trên cần đàn :

Điều đầu tiên cần nói ngay đó là các nốt dây buông trên đàn , ta có như sau :


Theo quy ước, các dây của guitar được đánh số lần lượt như sau:
E(Mí): 1
B: 2
G: 3
D: 4
A: 5
E(Mì): 6
Từ các nốt dây buông này ta có thể tự mình suy luận ra các nốt tiếp theo trên cùng dây đó .
VD : dây Mì , nốt dây buông là Mi ( E ) , ta có : từ Mi lên Fa là nửa cung tương đương với 1 phím đàn , như vậy bấm dịch lên 1 phím đàn ta sẽ có nốt Fa trên dây Mi , từ Fa đến Sol là 1 cung tương đương với 2 phím đàn , vậy từ vị trí nốt Fa bấm dịch lên 2 phím đàn ta sẽ có nốt Sol và cứ thế ta sẽ biết tất cả các vị trí các nốt trên dây Mi .
Hình minh họa :


Và sau đây là tất cả các nốt trên cần đàn guitar :


Lời khuyên nhỏ : ko nên cắm đầu vào học thuộc nốt nhạc trên cần đàn làm gì , rất vất vả và mất thời giờ , các bạn hãy tự mình suy luận dựa vào các điêu đã đc ghi ở trên.

Đó là tất cả những gì về nốt nhạc. Đây là tài liệu sưu tầm khá đầy đủ cho ai muốn tìm hiểu chi tiết. Còn nếu bạn muốn học chơi guitar một cách nhanh chóng thì không cần nhớ hết tất cả những thứ này.Cứ từ từ tìm hiểu

Nhạc lý thì bao giờ cũng chia thành nhạc và lý. Nhạc đơn giản chỉ là nhạc thôi, còn lý thì là vật lý, tớ là dân lý nên không nói thêm cái này không chịu được nhưng đừng bỏ qua mà vẫn nên đọc, hay lắm đó

Sau đây là các kinh nghiệm do tớ mày mò cái đàn mà hiểu ra.

Chúng ta đều biết âm tạo ra do sóng dao động trong không khí. Tần số của sóng âm quyết định độ thanh độ trầm của tiếng nhạc. Tần số cao thì âm thanh, tần số thấp thì âm trầm hơn. Nếu ta nói riêng trong đàn dây thì âm được tạo ra từ sự dao động của dây truyền qua hộp cộng hưởng (là thùng đàn ấy) và khuyếch đại lên và tần số của sóng âm đúng bằng tần số dao động của dây đàn. Và như đã nói ở trên, dây to thì trầm hơn dây nhỏ, dây ngắn thì thanh hơn dây dài.

Hệ thống âm nhạc hiện đại bây giờ cấu thành bởi 12 nốt nhạc với 7 tên gọi cộng với 5 nốt có thêm dấu # (thăng) hoặc b (giáng). Nhưng tại sao chỉ có bằng đấy tên gọi mà lại có tới hàng chục nốt nhạc cao thấp khác nhau. Tại sao lại có 2 nốt cùng được gọi là đô. Đó là vì hai nốt này có tần số chênh nhau đúng 2 lần. Nốt đô cao có tần số gấp đôi nốt đô thấp, và hai nốt nhạc như thế này sẽ hòa âm với nhau một cách hoàn hảo nhất, bạn thử đánh hai nốt như thế cùng nhau xem. Các nốt khác cũng đều tương tự như thế.

Thêm nữa, hãy thử nhìn lên cần đàn phím thứ 12, phím này chia chính xác dây đàn ra 2 phần bằng nhau. Và tại phím này với phím số 0 ta sẽ tạo ra 2 nốt trùng tên với nhau.

Tất cả những thứ tớ nói đều có liên quan đến các quy tắc hợp âm sau này ( hay mọi người vẫn thường gọi là gam đấy) và nó rất quan trọng trong kỹ thuật tạo chuông trong guitar. Những cái đó tớ sẽ nói sau. Còn bây giờ hãy thử loi đàn ra và nghiên cứu các nốt nhạc trên cây đàn xem.

Sau đây lại có một vài tác phẩm guitar cho mọi ngườ

Xây dựng một tiếng đàn hay

Khi lắng nghe một tay chơi đàn guitar giỏi, có lẽ điều làm chúng ta thích thú nhất là tiếng đàn của người ấy. Tạo ra tiếng đàn hay, tuy vậy, lại là một trong những vấn đề rắc rối nhất trong việc học chơi guitar. Những học sinh được đào tạo một cách cẩu thả thường tạo ra tiếng đàn nghèo nàn, sẽ lộ ra ngay khi biểu diễn. Vì mục tiêu của chúng ta là tránh tất cả những gì có thể làm phương hại đến khả năng biểu diễn, nên bạn cần phải học cách tạo ra tiếng đàn một cách thật cẩn thận.

Cho dù cây đàn guitar có thể tạo ra cả một loạt âm thanh có màu sắc khác nhau, điều này bạn chưa cần để ý đến vội. Tốt hơn là bạn tập trung vào việc tạo ra những âm thanh tốt nhất mà thông qua quá trình rèn luyện, bạn có thể thực hiện một cách thuần thục. Âm thanh cơ bản này chính là mục tiêu của bạn trong suốt quá trình học chơi cây đàn guitar rực rỡ sắc màu âm thanh.


CÁC NGUYÊN TẮC ĐỂ TẠO RA TIẾNG ĐÀN

Cho dù tiếng đàn căn bản của mỗi người có khác biệt, đa số những người chơi guitar đều đồng ý về những tính chất quan trọng nhất của nó. Đầy đặn, có chiều sâu và ấm áp là những đặc tính được quan tâm nhất – tiếng đàn mỏng , nông và sắc không được coi trọng bằng.

Chất lượng và sức mạnh tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào 3 nguyên tắc sau:

- Nhận thức của bạn về tiếng đàn: Tiếng đàn bạn tạo ra phản ánh nhận thức của bạn về tiếng đàn hay. Bạn phát triển nhận thức này bằng cách lắng nghe một cách có phê phán tiếng đàn của chính bạn và của người khác. Bạn cũng sẽ củng cố thêm nhận thức này khi bạn học cách để móng tay cho đúng cùng những động tác của các ngón tay gảy đàn.

- Tình trạng và cách sử dụng móng tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào cả tình trạng móng tay của bạn lẫn việc bạn sử dụng những móng tay đó như thế nào.

- Sự tiếp xúc và động tác các ngón tay của bạn: Tiếng đàn của bạn tùy thuộc vào việc các ngón tay phải của bạn tiếp xúc với dây đàn như thế nào, và hướng di chuyển cũng như lực bạn dùng khi gẩy dây đàn.

a. Phần bên trái của đầu ngón tay cùng cạnh móng tay phải được tựa chặt vào dây đàn thời điểm ngay trước khi bạn gẩy dây đàn đó.

b. Động tác gẩy đàn phải vừa đủ mạnh để làm cho dây đàn võng xéo vào phía trong khi gẩy đàn. Các ngón tay của bạn không bị sức căng của dây đàn làm chệch hướng.

Ba nguyên tắc trên có tương quan qua lại với nhau. Bạn sẽ bắt đầu với hình dạng cơ bản của móng tay cho phép bạn bắt đầu tập luyện bàn tay phải. Khi bạn đã nắm vững các tư thế và động tác chính xác, bạn sẽ dần dần điều chỉnh hình dạng móng tay của bạn cho phù hợp hơn. Thông qua quá trình này, bạn sẽ được hướng dẫn bởi tiếng đàn mà bạn mong muốn. Tuy nhiên, nhận thức của bạn cũng chịu ảnh hưởng bới hai nguyên tắc còn lại - khi bạn điều chỉnh động tác cũng như hình dạng móng tay, bạn đồng thời điều chỉnh nhận thức của bạn về một tiếng đàn hay.

CHẤT LƯỢNG TIẾNG ĐÀN VÀ MÓNG TAY CỦA BẠN

Bạn nên bắt đầu sử dụng móng tay của bạn khi chúng mọc tới độ dài thích hợp để có thể tạo dáng. Gẩy đàn bằng móng tay đòi hỏi những kỹ thuật khác với việc gẩy đàn bằng ngón tay không có móng. Bằng cách sử dụng móng tay ngay từ lúc bắt đầu tập luyện bàn tay phải, bạn sẽ tránh được những thói quen mà nếu mắc phải thì sau này bạn sẽ phải tìm cách loại bỏ.

Một tiếng đàn được tạo ra đúng vào lúc dây đàn rời khỏi móng tay của bạn. Điều này xẩy ra dần dần hay đột ngột là một thành tố chủ yếu trong việc tạo ra tiếng đàn.

Hành trình của dây đàn khi rời khỏi móng tay của bạn chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính:

1. Động tác của ngón tay phải của bạn.

2. Hình dạng móng tay của bạn.

3. Tư thế bàn tay phải của bạn - tư thế này được xác định bởi những điều sau:

a. Điểm cánh tay bạn chạm vào chỉ bao chung quanh thùng đàn. (guitar rim)

b. Độ cao của đầu cần đàn.

c. Độ cao của cây đàn so với thân hình của bạn.

d. Tư thế của cây đàn từ bên trái hay bên phải thân hình của bạn.

Bằng cách áp dụng những quy tắc về thao tác và tư thế từ các lesson trước, bạn sẽ tiếp xúc dây đàn với cạnh bên trái móng tay của bạn. Những thí dụ sau minh họa móng tay ảnh hưởng đến tiếng đàn như thế nào:

Tư thế và hình dạng móng tay tạo ra một chuyển động dần dần của dây đàn từ móng tay. Cách này tạo ra một âm thanh dịu dàng và đầy đặn.


Bạn nên tạo hình dạng thô của móng tay bằng một cái dũa móng tay. Để tránh những tiếng lạo xạo khi đánh đàn, dũa thật mịn cạnh móng tay với giấy ráp loại mịn nhất. Độ dài của móng tay sẽ được quyết định bởi tiếng đàn và sự thoải mái trong động tác của tay phải. Tuy nhiên, một cách tổng quát, bạn nên giữ móng tay tương đối ngắn một chút. Dù cho móng tay ngắn đòi hỏi động tác chính xác hơn, chúng mạnh hơn và tạo ra tiếng đàn mạnh mẽ hơn.

Cách lên dây đàn

Lên dây đàn dựa vào thính giác là chính. Dùng dụng cụ mẫu hoặc không, hay bạn cũng có thể dựa vào âm thanh mẫu như video bên dưới. Thông thường lên dây số 5 - La theo âm thanh mẫu trước, đó là lý thuyết, còn thực tế thì bạn cứ theo cảm tính thôi, dần dần sẽ quen. Sau đó theo hình vẽ bên dưới bạn lần lượt lên giây cho các dây còn lại.

Thường khi lên dây ta phải xác định một dây làm chuẩn thường là sử dụng dây số 1 là dây bé nhất. Ta lấy âm chuẩn từ nhiều nơi, người nghe quen thì có thể tự xác định được gần chính xác, còn người chưa quen thường dùng dụng cụ như bộ chỉnh âm, âm thoa, nhưng cách đơn giản nhất là nghe âm chuẩn trong GuitarPro. Cái này sẽ hướng dẫn trong cách sử dụng GuitarPro sau.

Từ dây số 1 ta xác định âm của dây số 2, từ dây 2 ta lên dây số 3 ...Nhưng để lên dây thì cần nhớ độ lệch âm của các dây so với nhau.Xem hình vẽ sau



Hình vẽ trên có nghĩa là dây 1 cao hơn dây 2 là 5 phím đàn và ta bấm phím số 5 của dây 2 và đánh 2 dây, nếu âm cao bằng nhau thì là chuẩn, còn nếu dây 2 cao hơn thì ta cho trùng dây xuống và ngược lại cho đến khi âm của 2 dây bằng nhau. Làm tương tự với các dây khác.

Bây giờ hãy thử lên dây của mình xem va sử dụng âm chuẩn sau

Nếu ko chạy vui lòng bấm Play để xem
Sử dụng TAB

Có rất nhiều cách sử dụng bản nhạc, trong đó 2 cách cơ bản là dùng bản nhạc quen thuộc như bạn thấy bao gồm 5 dòng kẻ, khoá nhạc, các nốt nhạc, và đối với guitar cách thứ 2 là sử dụng tab, nó được biểu diễn bằng 6 đường kẻ, có các con số ở trên. Chú thích: 6 dòng kẻ tượng trưng cho 6 dây đàn đánh số 1-6 hoặc e-B-G-D-A-E, các con số đại diện cho số vị trí ngăn trên cần đàn, ví dụ dòng kẻ số 1 từ trên xuống có số 5 ở trên nó thì ta sẽ đánh nod ở dây đàn số 1, phím số 5. Số 0 là dây buông. Cách viết này khá đơn giản cho người sử dụng ngay cả với những người mới chập chững bước vào học nhạc.

Sử dụng tab cần lưu ý tay trái ký hiệu như sau:

1: ngón trỏ
2: ngón giữa
3: ngón đeo nhẫn
4: ngón út



Tay phải ký hiệu:

p: ngón cái
i: ngón trỏ
m: ngón giữa
a: ngón đeo nhẫn



Đây là ví dụ một [JosObfuscator] EG}uaoiWcx~DtoCLa$6MvFr- 5UT>a.`+-%b

Hợp âm E, F, và G:

e|---0---1---3---
B|---0---1---0---
G|---1---2---0---
D|---2---3---0---
A|---2---3---2---
E|---0---1---3---
____E___F__G

Như bạn thấy ví dụ bấm hợp âm F bạn sẽ làm như sau:

Dây số 1(e) : bấm phím 1
Dây số 2(B): bấm phím 1
Dây số 3(G): bấm phím 2
Dây số 4(D): bấm phím 3
Dây số 5(A): bấm phím 3
Dây số 6(E): bấm phím 1