Dữ liệu của người dùng từ trình duyệt sẽ được gửi lên máy chủ dưới dạng từng cặp biến=giá_trị và có thể đi theo 3 con đường khác nhau. Tuỳ theo từng con đường cụ thể, trên máy chủ ta cũng có các cách khác nhau để lấy dữ liệu được gửi lên.. 3 con đường đó là: GET, POST và COOKIES. Vậy GET, POST và COKIES là gì?

1. Truyền dữ liệu thông qua phương thức GET
Dữ liệu gửi từ trình duyệt lên qua phương thức GET là phần dữ liệu được nhập trực tiếp theo sau địa chỉ URL do trình duyệt gửi lên, được phân biệt với tên file script bằng dấu hỏi chấm (?). Ví dụ, khi ta gõ vào trình duyệt địa chỉ URL sau:

http://congtruongit.com/topic.php?TOPIC_ID=161
Khi đó, trình duyệt sẽ gửi theo địa chỉ trên một cặp biến = giá trị, trong đó biến có tên là TOPIC_ID và giá trị là 161 (TOPIC_ID=161).
Chúng ta cũng có thể đưa lên nhiều cặp biết=giá_trị bằng cách phân cách chúng bởi dấu &:
http://congtruongit.com/index.php?method=Reply&TOPIC_ID=161&FORUM_ID=20
Với địa chỉ URL trên, chúng ta sẽ gửi lên 3 cặp biến=giá_trị theo phương thức GET, đó là: method=Reply, TOPIC_ID=161 và FORUM_ID=20.
Khi trình duyệt gửi các thông tin này lên máy chủ, PHP sẽ tự động sinh ra một mảng có tên là $_GET[] để nắm giữ tất cả các cặp biến và giá trị đó, trong đó, chỉ số của mảng chính là một chuỗi mang tên của tên biến và giá trị của chỉ số đó chính là giá trị của biến do trình duyệt gửi lên. Ví dụ, với địa chỉ URL sau:

http://congtruongit.com/post.php?method=Reply&TOPIC_ID=161&FORUM_ID=20

Thì PHP sẽ tự động sinh ra một mảng $_GET có nội dung sau:
$_GET["method"] = "Reply" // tương ứng với cặp method=Reply
$_GET["TOPIC_ID"] = 161 // tương ứng với cặp TOPIC_ID=161
$_GET["FORUM_ID"] = 20 // tương ứng với cặp FORUM_ID=20

Sau đó, trong trang web của mình, các bạn có thể tha hồ sử dụng các biến này. Ví dụ, tôi làm một đoạn chương trình sau để khi người dùng nhập vào biến user=sinh thì cho hiển thị "Hello, my Boss", còn nếu biến user khác sinh thì "Hello " + giá trị của biến:

Code:
<?
// Hàm isset được sử dụng để kiểm tra xem một biến đã được thiết lập hay chưa
if (isset ($_GET["user"]))
{
if ($_GET["user"]=="sinh")
{
echo "Hello, my boss. Good morning!";
}
else
{
echo "Hello, " . $_GET["user"] . ". Good morning!";
}
}
else
{
echo "Hello, guest. How do you do?";
}
?>


OK, bây giờ hãy save lại. Giả sử tôi lưu với tên là welcome.php trong thư mục www. Mở trình duyệt lên, gõ vào ô Address dòng chữ sau:
http://localhost/welcome.php?user=sinh

Hãy xem kết quả hiển thị trên màn hình, sau đó thay chữ sinh bằng một cái tên gì đó xem kết quả ra sao.



II. Phương thức POST

Post là phần dữ liệu được gửi qua các form HTML có method ="POST" (xin xem lại bài về HTML).

Để lấy các biến theo kiểu POST, PHP sẽ tự động sinh ra mảng có tên là $_POST[]. Mảng này có chỉ số chính là tên của các phần tử trong form (các thẻ input, select... có thuộc tính name) và giá trị là nội dung giá trị do người sử dụng nhập vào các phần tử có tên tương ứng. Chẳng hạn với mẫu biểu HTML sau:

Code:
<form method="POST">
<p>
User Name:<input type="text" name="T1" size="20"> </p>
<p>
Password:
<input type="password" name="T2" size="20"></p>
<p>***: <Select name ="***">
<option value =1>Male </option>
<option value =0>Female </option>
</select>
</p>
<input type="submit" value="Gui di" name="B1">
</form>


Khi người dùng nhập user name (giả sử là Sinh), password (giả sử là 123456) và chọn *** là Male, khi đó, mảng $_POST sẽ có các phần tử sau:
$_POST["T1"] = Sinh
$_POST["T2"] = 123456
$_POST["***"] = 1

Sau khi lấy được các giá trị này rồi, các bạn có thể thoải mái sử dụng.

Đây là ví dụ một chương trình giải phương trình bậc nhất (cho nó đơn giản )

Code:
<form method="POST">
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
Nhập a:<input type="text" name="a" size="20"></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">Nhập b:<input type="text" name="b" size="20"></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<input type="submit" value="Tính" name="B1"></p>
</form>
<?
$a=0;
$b=0;
if (isset ($_POST["a"]))
{
$a =$_POST["a"];
}
if (isset ($_POST["b"]))
{
$b =$_POST["b"];
}
if ($a<>0)
{
echo "<BR>Nghiem la: " . $b/$a;Chỗ này là -$b/$a
}
else
{
if ($b==0)
{
echo "<BR>Vo so nghiem";
}
else
{
echo "<BR>Vo nghiem";
}
}
?>


Bây giờ hãy làm cốc cafe hoặc trà đá cho tỉnh táo.

III Cookie và cách sử dụng Cookie
Cookies là một phần dữ liệu được lưu trên máy khách. Mỗi khi máy khách gửi một yêu cầu tới máy chủ nào đó, thì nó sẽ gửi phần dữ liệu được lưu trong cookie tương ứng với máy chủ đó.

Trong Cookie có một số thông số sau:
- Địa chỉ URL mà trình duyệt sẽ gửi cookie tới
- Thời gian hết hạn của cookie
- Các cặp biến:giá trị được lưu trữ liên tục

Người ta thường dùng cookies để lưu trữ các thông tin có liên quan đến nhiều "phiên" làm việc khác nhau. Vi giao thức HTTP là giao thức không lưu trạng thái (Mỗi khi xử lý xong một yêu cầu từ máy khách là nó phủi tay tự ngắt kết nối luôn và chẳng thèm quan tâm đến máy khách làm gì ), nên cookies được sinh ra để làm nhiệm vụ lưu trữ một số biến trạng thái để khắc phục nhược điểm này.

Khác với dữ liệu gửi từ form (Post hay Get) thì cookies sẽ được trình duyệt tự động gửi đi theo mỗi lần truy cập lên máy chủ. Trong quá trình làm việc, cookie có thể bị thay đổi giá trị. Cookie sẽ bị vô hiệu hoá nếu cửa sổ trình duyệt điều khiển cookie đóng lại và cookie hết thời gian có hiệu lực. Theo mặc định, thời gian "sống" của cookies là tồn tại cho đến khi cửa sổ trình duyệt sử dụng cookies bị đóng. Tuy nhiên người ta có thể thiết lập tham số thời gian để cookie có thể sống lâu hơn (6 tháng chẳng hạn). Ví dụ như chế độ Remember ID & Password của 1 số trang web.

Cách ghi thông tin vào cookie và gửi xuống trình duyệt
Trong PHP, để gửi cookie xuống trình duyệt, ta có thể sử dụng hàm setcookie:
setcookie ( string name [, string value [, int expire [, string path [, string domain [, int secure]]]]])

Trong đó:
- string name: Chuỗi mang tên của cookie
- string value: Chuỗi mang giá trị của cookie tương ứng với tên đã cho
- int expire: Thời gian hết hạn của cookie
- string path: Đường dẫn của cookie (đến 1 thư mục nào đó trên máy chủ. Tham số này cho biết cookie sẽ chỉ được truyền đi nếu như trang web mà trình duyệt yêu cầu nằm trên thư mục đó, thay vì lúc nào cũng phải gửi đi tới bất kỳ khu vực nào).
- string domain: cookie này sẽ được gửi tới domain nào?
- int secure: Chế độ bảo mật.

Các tham số trong cặp dấu ngoặc vuông là tuỳ chọn

Ví dụ: setcookie ("ten_truy_cap","lan gio vo tinh");

Chú ý: Hàm setcookie phải được gọi trước khi bạn gửi bất kỳ một nội dung nào xuống trình duyệt:

VD: Cách dùng đúng:
Code:
// Thực hiện các câu lệnh nào đó, nhưng không được phép gửi gì xuống trình duyệt
setcookie ("ten_truy_cap","lan gio vo tinh");
setcookie ("password","thumotti");
// Thực hiện các câu lệnh tiếp theo, có thể xuất dữ liệu xuống trình duyệt:

echo "<html><body>Xin chào lan gio vo tinh";


VD: Cách dùng sai:
Code:
// Thực hiện các câu lệnh nào đó
echo ("cái gì đó");
setcookie ("ten_truy_cap","lan gio vo tinh");
setcookie ("password","thumotti");
// các câu lệnh khác.


Ví dụ trên sai vì bạn đã trót gửi dòng "cái gì đó" xuống trình duyệt trước khi gọi hàm setcookie.

Cách lấy dữ liệu lưu trong cookie:

Để lấy dữ liệu đã lưu trong cookies do trình duyệt gửi lên, ta có thể dùng mảng $_COOKIE["tên_cookie"]

Chẳng hạn, với câu lệnh setcookie ở trên, sau khi trình duyệt gửi lên, ta sẽ có 2 biến sau:
$_COOKIE["ten_truy_cap"] // chứa giá trị "lan gio vo tinh"
$_COOKIE["password"] // chứa giá trị "thumotti".

Chi tiết hơn các bạn có thể xem trong PHP Manual.
http://fr2.php.net/manual/en/language.variables.superglobals.php
_____
Note : Cập nhật thêm vởi sorivevol
Do từ php 4.1 thì có thêm $_POST, $_GET, $_REQUEST,$_COOKIE etc . & trở thành super global variable & cũng do lý do tốc độ nên register_long_arrays thường được off, do vậy các bạn khi sử dụng $HTPP_*_VARS sẽ có thể xảy ra 1 số lỗi.
Cho nên các bạn nên sử dụng $_POST,$_GET,$_COOKIE,etc. để lập trình.
"Headers Already Sent " : Thực trạng và giải pháp



Lỗi "Headers Already Sent " là 1 lỗi thông dụng đến khó tin, và tui đã nhận được rất rất nhiều câu hỏi về nó dạng như " Nó là cái gì ?, Sao lại như thế" , vì vậy tui quyết định đưa nó lên bàn mổ nhằm làm sáng tỏ vấn đề

Một HTTP response ( trả về ) thông thường bao gồm 2 phần là header( đầu) và content (nội dung), Phần header trong 1 HTTP response chỉ ra bản chất của response và cách xử lý với chúng. Ví dụ, 1 response có chỉ ra "Location" trong header , cái này báo cho trình duyệt để tự động chuyển đến Url được chỉ ra trong header.Hoặc 1 response có "Content-type" trong header, trình duyệt sẽ xử lý nội dung theo loại nội dung :image xử khác , text xử khác, Flash xửa khác
Header cũng được sử dụng khi bạn làm việc với session, có thể bạn ko thấy rõ được điều này, nhưng trong những hàm về session của PHP nó đều dùng thông qua cookie. Vì thế ngay khi bạn dùng session bạn đã tạo ra 1 HTTP header. Hàm session_start() khởi tạo 1 tập cookie và vì thế nó gửi 1 HTTP header xuống trình duyệt.
Phần còn lại của HTTP response là nội dung (content), cái này chắc bạn nhìn thấy nó dễ dàng rồi. Phần này phải được gửi đi sau headers, và một khi nội dung đã được gửi đi thì sẽ ko có header nào có thể được gửi xuống trình duyệt nữa. Nội dung bao gồm các đoạn mã HTML hoặc bất cứ thứ gì được tạo ra trong script của bạn. Khi bạn gọi echo() bạn đã xuất nội dung xuống trình duyệt rồi đấy.

Thế thì liên quan gì đến lỗi "Headers Already Sent"? Lỗi này xuất hiện khi bạn cố gắng gửi 1 HTTP header xuống trình duyệt sau khi nội dung đã được gửi xuống. Trong một HTTP response đều này là phạm pháp , ko được phép bởi vì " gạo đã nấu thành cơm" , trình duyệt đã xử lý xong phần nội dung được gửi xuống rồi, header ko còn tác dụng gì nữa cả .

Và như tớ đã nói ở trên, session_start() gửi header xuống client, hàm header() cũng gửi header xuống ... vì thế 2 thằng này là dễ gặp lỗi "Headers Already Sent" nhất nếu như đã gửi nội dung xuống trình duyệt trước khi gọi chúng.

Giải pháp cho vấn đề này đơn giản chỉ là : hãy chắc chắn rằng bạn không gửi bất cứ nội dung gì xuống trình duyệt trước khi gọi các hàm có làm việc với header.Nói thì như thế nhưng thực tế cũng khá khó khăn vì ... chúng ta là người Việt, chúng ta phải viết tiếng Việt trong code , chúng ta phải dùng Unicode ... và đa số các Editor PHP , khi bạn chọn encoding cho file là Utf-8 nó sẽ vô tư kèm theo cho bạn 3 kí tự ở đầu file gọi là BOM (byte order mark) ( dịch ra là gì thì tớ ko biết ), các kí tự này thuộc dạng vô hình nên chúng ta sẽ ko nhìn thấy chúng , nhưng máy tính thì thấy.... vì thế cho nên bạn có bỏ ra cả tháng trời để ngồi mò mẫm trong code xem có kí tự nào được xuất ra hay chưa thì cũng vô vọng . Cách đơn giản nhất là hãy chọn Utf-8 witthout BOM trong Editor của bạn .

Nhưng có một giải pháp khác an toàn nhàn nhã hơn là hãy giao tất cả những gì bạn xuất ra cho bộ đệm (output buffering ) nắm giữ, sau khi xử lý xong tất cả sẽ được cho vào đại pháo bắn 1 lần xuống trình duyệt ... không cần lo sau trước thứ tự gì nữa cả . Hãy thêm vào đầu code của bạn ob_start() và cuối code ob_end_flush(), bạn có thể vừa code vừa ngủ , để biết thêm về những hàm output buffering hãy tìm đến PHP Manual .