Báo cáo mới nhất của Bộ Xây dựng về thị trường bất động sản dường như đã bớt u ám hơn, song tồn đọng vẫn rất lớn. Giá tiếp tục giảm, ít giao dịch. Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, 6 tháng qua, giá đất nền long thành tại các TP lớn tiếp tục có xu hướng giảm, nhưng lượng giao dịch vẫn còn thấp. Giao dịch căn hộ cao cấp, nhà thấp tầng, đất nền nói chung không có biến động nhiều. Riêng đối với phân khúc căn hộ chung cư có diện tích nhỏ, giá cả hợp lý, vị trí thuận lợi và nhà ở đã hoàn thiện vẫn có tính thanh khoản cao, giao dịch có chiều hướng tăng.


Tại TPHCM, các dự án nhà ở có giá thấp, lượng giao dịch cũng tăng hơn so với thời gian trước. Người mua nhà đã bắt đầu tham khảo giá và xem xét việc mua nhà phân khúc căn hộ dưới 1 tỷ đồng. Trước kia,để bảo toàn vốn,các ngân hàng thương mại không dám cho vay hoặc nếu cho vay thì Lãi suất cao các doanh nghiệp cũng không dám vay. Sang Quý II năm nay, để đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại đã bắt đầu cho vay trở lại đối với các danh nghiệp làm ăn ổn định, các dự án đảm bảo tiến độ, Lãi suất cho vay hiện đang ở mức 11-13%.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các ngân hàng thương mại vẫn chỉ cho vay đối với khách hàng tiềm năng, có tài sản đảm bảo, nhiều doanh nghiệp vẫn rất khó tiếp cận nguồn vốn. "Việc triển khai chuyển đổi sang phân khúc mua bán đất nền alibaba chưa đạt được tiến độ và số lượng như yêu cầu, chưa thực sự phá băng được thị trường bất động sản" - Phó Thủ tướng nhắc nhở.

Bộ Xây dựng cũng tiếp tục đề nghị Chính phủ xem xét, cho phép các dự án đã giải phóng mặt bằng nhưng không phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển của địa phương thì yêu cầu địa phương tạm thời điều chỉnh mục đích sử dụng đất có thời hạn và cho phép chủ đầu tư tổ chức khai thác kinh doanh tạm.

Tại cuộc họp, nhiều đại biểu đã bày tỏ bức xúc vì sự chậm trễ của cơ chế chính sách khiến cho việc thực hiện NQ 02/NQ-CP của Chính phủ và triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng bị vướng mắc ở nhiều khâu. Theo ông Nguyễn Hữu Tín, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, một trong những vướng mắc trong công tác chuyển đổi nhà ở thương mại (NƠTM) sang nhà ở xã hội (NƠXH) hiện nay là chưa thực hiện việc hoàn trả lại Tiền sử dụng đất cho các doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ này. Nếu không có quy định rõ ràng về vấn đề này, doanh nghiệp chắc chắn sẽ không mặn mà với việc chuyển đổi.

Việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở cũng đang gặp nhiều khó khăn về cơ chế chính sách cho người dân. Theo đại diện Hiệp hội BĐS Hải Phòng, không ít người có nhu cầu mua nhà thất vọng vì quá khó tiếp cận gói hỗ trợ này. Hiện nhiều địa phương không chịu xác nhận thực trạng nhà ở cho người có nhu cầu, nhiều phòng công chứng không chịu chứng nhận hợp đồng mua bán NƠXH do loại nhà này không được mua bán trên thị trường tự do trong vòng 10 năm, nhiều ngân hàng lo ngại việc người dân dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp, bởi có trường hợp cả dự án đã được thế chấp trước đó, một số chi nhánh ngân hàng ở các địa phương vẫn chưa trả lời cụ thể cho người dân về quy trình, thủ tục vay vốn với lý do chưa có hướng dẫn cụ thể từ hội sở...

Những khó khăn, vướng mắc được nêu ra khiến không ít đại biểu băn khoăn, với con số dự án chuyển đổi nhỏ nhoi như vậy so với toàn bộ khối thị trường BĐS đang đóng băng và với số lượng người dân nghèo được hưởng lợi từ gói hỗ trợ ít ỏi như vậy thì “mục tiêu kép” mà Bộ Xây dựng đặt ra là làm cho người nghèo có nhà ở và góp phần phá băng thị trường liệu có đạt được?

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhận xét, hiện thị trường BĐS vẫn tồn kho quá lớn, việc điều chuyển dự án quá chậm, quá trình triển khai gói hỗ trợ còn nhiều vướng mắc trong thực tế. Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành liên quan như Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, NHNN cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai NQ 02 và giải ngân gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

Đồng thời Phó Thủ tướng yêu cầu, việc điều hành chính sách tiếp tục hướng tới mục tiêu đa dạng hơn nữa nguồn cung, chủng loại căn hộ/nhà ở phù hợp, các cơ quan rà soát từng dự án nhà ở trong thời điểm hiện nay để gỡ vướng cho nhà đầu tư cũng như người mua. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay với đối tượng được vay hỗ trợ nhà ở trong gói 30.000 tỷ...

Đối với các địa phương có ít dự án, trong khi vẫn có nhu cầu cấp bách về nhà ở thì báo cáo Thủ tướng để cho phép tiếp tục triển khai. Với các dự án đã giải phóng mặt bằng trên 70%, đang thi công xây dựng dở dang, cho phép cơ cấu lại dự án theo hướng tăng căn hộ diện tích nhỏ dưới 70m2 và giá bán (dưới 15 triệu đồng /m2 ), cho phép một số dự án chuyển công năng từ nhà ở sang nhà dịch vụ, văn phòng, trung tâm thương mại mà thị trường có nhu cầu, lựa chọn một số trong các dự án này để chuyển sang làm nhà ở xã hội phục vụ người có thu nhập thấp, công nhân lao động khu công nghiệp.

Mục tiêu trước mắt là, phải giải quyết nhanh số lượng hồ sơ các cá nhân, hộ gia đình xin vay vốn hỗ trợ nhà ở. “Chúng ta khởi động quá chậm nhưng đã đến lúc chúng ta cần phải “chạy” nhanh để lấy lại tiến độ, nếu không sẽ không bao giờ kịp về đích” - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.

Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương quyết liệt hơn trong việc rút ngắn thời gian xem xét, chuyển đổi dự án NƠTM sang NƠXH nhằm tăng nhanh nguồn cung, yêu cầu chính quyền phường xã triển khai ngay việc xác nhận tình trạng nhà ở cho đối tượng có nhu cầu mua, thuê nhà ở. Đồng thời, đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các đối tượng được vay vốn hỗ trợ nhà ở.

Để khuyến khích đối tượng khách hàng tiềm năng này tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam, Bộ Xây dựng đề nghị nới lỏng nhiều quy định cho người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể, sẽ bổ sung thêm một số đối tượng như cho phép các quỹ đầu tư nước ngoài; các ngân hàng nước ngoài; các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam cũng được mua và sở hữu nhà ở (trừ các tổ chức ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ).