-
03-25-2019, 06:04 PM #1Silver member
- Ngày tham gia
- Mar 2018
- Bài viết
- 64
Chung cư chờ sập, dân mỏi mòn đợi đập
Trong các chung cư "chờ sập", cư dân vẫn phải liều ở, dù họ đã nghe đến việc di dời từ cả chục năm trước nhưng đến nay vẫn vậy.
Theo thống kê của Sở Xây dựng TP HCM, trong số 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 thì có 15 chung cư cấp D, không đáp ứng khả năng chịu lực để sử dụng bình thường. Điều đáng lo ngại là 5 chung cư đã xuống cấp nghiêm trọng, cần phải di dời, phá dỡ khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho người dân gồm: 128 Hai Bà Trưng (quận 1); 11 Võ Văn Tần (quận 3); Vĩnh Hội, Trúc Giang (quận 4) và 440 Trần Hưng Đạo (quận 5).
Nỗi sợ hãi lớn dần
Đến các lô A, B, C chung cư Vĩnh Hội (phường 6, quận 4, TP HCM), hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là sự tồi tàn, mục ruỗng với những mảng tường bong tróc, lộ lõi thép ra ngoài. Chỉ mới nghe chúng tôi giới thiệu, 2 phụ nữ ở tầng 3, lô A đồng loạt nói: "Thế nào chú cũng hỏi chúng tôi vì sao "liều" đến vậy đúng không?". Không để chúng tôi trả lời, bà Trần Thị Đọt (1 trong 2 phụ nữ kể trên - PV) nói luôn vữa từ trần rơi xuống là chuyện thường ngày. Hỏi sợ thì chắc chắn là sợ rồi nhưng sợ vẫn phải ở chứ biết đi đâu! "Người dân đã nghe việc di dời đến chỗ khác để xây mới chung cư từ 10 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa thấy rục rịch" - bà Đọt bức xúc và mong chính quyền sớm có phương án di dời cụ thể.
>> Chung Cư Dưới 1 Tỷ Tại Hà Nội
Cũng ở quận 4, cư dân chung cư Trúc Giang (phường 13) sau cả chục năm sống trong sợ hãi đã từng vui mừng vì có nhà đầu tư quan tâm đến việc xây mới chung cư và tái định cư tại chỗ cho cư dân. Thế nhưng, sau lần bỏ phiếu chọn chủ đầu tư hồi tháng 1-2019 thì mơ ước sống trong chung cư mới xa dần. Số là theo phương án của nhà đầu tư, người dân được bố trí tái định cư tại chỗ ở các tầng từ tầng 5 đến tầng 10, tỉ lệ quy đổi là 1 m2 nhà cũ sẽ bằng 1,1 m2 nhà mới xây, nếu chủ nhà không muốn tái định cư tại chỗ thì bán cho chủ đầu tư giá 27,5 triệu đồng/m2.
Với cách tính trên, theo bà Bình, cả chục năm trước thì chấp nhận được, còn như tình hình bây giờ thì thiệt cho người dân quá. Bà Bình cho biết với cách quy đổi trên thì mình phải bù rất nhiều tiền mới có nổi một căn hộ tầm 50 m2 (loại diện tích gần như nhỏ nhất của chung cư mới hiện nay - PV); còn bán đi chỉ được khoảng 600 triệu đồng.
"Kiểu nào cũng khổ, cũng khó. Chúng tôi biết giá thương mại một số chung cư ở quận 4 lên đến 60 triệu đồng/m2. Nghĩa là tăng thêm 30 m2, tôi phải bỏ ra thêm gần 2 tỉ đồng. Đây là con số không tưởng với nhiều hộ gia đình nơi đây. Vì vậy, chúng tôi mong chính quyền, nhà đầu tư có chính sách hỗ trợ cư dân bằng mức giá ưu đãi để cư dân có thể an cư tại chính chung cư cũ của mình" - bà Bình nói.
Và có lẽ vì những lý do trên đã khiến việc di dời khẩn cấp chung cư Trúc Giang đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ.
Ì ạch giải quyết
Trước bức xúc trên và để giải quyết 50% trong số 474 chung cư cũ xây trước năm 1975 theo mục tiêu đặt ra đến năm 2020, UBND TP đã ủy quyền cho các quận, huyện cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ. Thế nhưng, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn lại mới thừa nhận công tác cải tạo, sửa chữa, di dời, tháo dỡ chung cư cũ đang gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu theo chương trình, kế hoạch đề ra.
Với những gì đang diễn ra cùng với việc nhìn vào con số 32 chung cư cũ được tháo dỡ trong vòng 10 năm qua thì các chuyên gia kinh tế cho rằng mục tiêu giải quyết 50% chung cư cũ trước năm 1975 của UBND TP là khó khả thi. Bởi các nhà đầu tư không mấy mặn mà, còn cơ quan chức năng cùng chính quyền địa phương thì cứ "ì ạch" thực hiện. Theo đó, điều đáng lo ngại của hàng vạn cư dân tại các chung cư cũ là khi những chung cư cấp D còn xếp hàng chờ phương án di dời thì đến bao giờ 115 chung cư cấp C đang dần xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian mới thoát cảnh sống trong sợ hãi (?!).
Trước lo ngại trên, lãnh đạo Sở Xây dựng TP cho biết năm 2019, ngoài 5 chung cư cần di dời khẩn cấp thì 10 chung cư khác bị hư hỏng nặng cũng sẽ được di dời trong thời gian tới, như chung cư 155-157 Bùi Viện (quận 1); 47 Hưng Long, 137 Lý Thường Kiệt (quận Tân Bình)... "Về kế hoạch di dời chung cư cũ năm 2019, Sở Xây dựng TP đặt mục tiêu sẽ khởi công, thi công xây dựng 8 chung cư và hoàn thành tháo dỡ 7 chung cư. Đồng thời, các quận, huyện lựa chọn chủ đầu tư cho 11 chung cư, di dời 729 hộ dân của 12 chung cư" - ông Trần Trọng Tuấn thông tin.
Hãy làm vì trách nhiệm!
Liên quan đến an toàn của người dân ở các chung cư thuộc diện di dời khẩn cấp, không ít luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP HCM cho rằng ngay từ bây giờ, các quận phải lập phương án di dời người dân đến các khu tái định cư để tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Theo các luật sư, việc này thuộc về ý thức trách nhiệm của chính quyền địa phương chứ luật chưa quy định rõ ràng. Tuy nhiên, nếu đặt an toàn tính mạng của người dân lên hàng đầu thì việc di dời sẽ diễn ra nhanh trong vài ngày như cách mà UBND quận 1 di dời người dân lô E chung cư 518 Võ Văn Kiệt vì nhà bị nghiêng. Bên cạnh đó, UBND các quận cũng cần có phương án hỗ trợ người dân trong thời gian chờ xây dựng chung cư mới.
Ở một diễn biến khác, để tạo điều kiện cho quận 4 đẩy nhanh tiến độ di dời khẩn cấp người dân chung cư Trúc Giang và Vĩnh Hội, mới đây, UBND TP đã chấp thuận cho UBND quận 4 sử dụng quỹ nhà của Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 4 và các căn hộ chưa sử dụng tại chung cư 360C Bến Vân Đồn, chung cư số 1 Tôn Thất Thuyết và chung cư số 55 Nguyễn Khoái để bố trí tạm cư cho người dân. Bên cạnh đó, 367 căn hộ tại chung cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) cũng được huy động để tạm cư cho các hộ dân của 2 chung cư trên.
Theo Sỹ Đông
Người lao động
căn hộ chung cư Phúc Yên Prosper Phố Đông được xây dựng bởi Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Thương mại Dịch vụ Minh Hưng vị trí độc tôn đầu tư lớn nội thất sang trọng. bán căn hộ Phúc Yên Prosper Phố...
Căn hộ Phúc Yên Prosper Phố Đông...